không? Liệu chính phủ Mỹ hiện tại có chịu trách nhiệm nhiều hơn về môi
trường?
Lý do thứ hai là có nhiều quốc gia thiếu nguồn lực để đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế. Thay vì áp đặt yêu cầu, tốt hơn là chúng ta nên cung cấp
nguồn lực, hỗ trợ các nước nghèo tuân thủ theo những yêu cầu này trên cơ
sở tự nguyện.
Có thể lấy lao động trẻ em làm một ví dụ. Thay vì WTO đưa ra quy định
cấm sử dụng lao động trẻ em, chúng ta nên cung cấp những nguồn lực
nhằm bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học. Chúng ta cũng có thể đặt điều
kiện cho các quốc gia muốn nhận viện trợ phải xóa bỏ lao động trẻ em. Ở
Brazil đã thành công trong chương trình thử nghiệm tên là Bolsa-Escola trợ
cấp cho những gia đình nghèo nếu họ cho con đi học đều đặn. Một chương
trình khác cũng đang được xem xét là sẽ cho các bé gái một tài khoản tiết
kiệm nếu học hết lớp tám. Những chương trình này có thể được thực hiện
trên phạm vi lớn với sự hỗ trợ quốc tế. Phương pháp này giúp vượt qua trở
ngại về chủ quyền quốc gia vì viện trợ được nhận trên cơ sở tự nguyện.
Hay chúng ta có thể xem xét những xáo trộn xã hội do “sự phá hoại có
sáng tạo” của chủ nghĩa tư bản toàn cầu
[26]
. Những thay đổi này tạo nên
nhu cầu về đền bù, tái đào tạo và một hệ thống an toàn xã hội. Đây là
những hoạt động trong nước, ngoài phạm vi những quy tắc thương mại
quốc tế của WTO. Nhưng có một số nước quá nghèo không đủ tài chính
cho các biện pháp cần thiết; họ cần sự hỗ trợ của quốc tế. Đây là phần thiếu
sót trong hệ thống tổ chức toàn cầu. Chúng ta cần thiết lập một hệ thống
trên cơ sở tự nguyện hợp tác dành cho khu vực cung cấp hàng hóa công,
nhằm bổ sung cho hệ thống trên cơ sở quy tắc của WTO dành cho khu vực
sản xuất hàng hóa tư. Tôi sẽ đề xuất phương án cho vấn đề này trong
chương tiếp theo.