có những biện pháp cưỡng chế về kinh tế chống lại các thành viên không
tuân thủ các quy định, theo báo cáo của một Ủy ban thẩm tra ILO, tương tự
Ban hội thẩm của WTO. Điểm khác biệt cơ bản giữa WTO và ILO là sự
cam kết của quốc gia thành viên. Chẳng hạn, chính phủ Mỹ chỉ thông qua
13 trong 182 công ước và 2 trong 8 tiêu chuẩn lao động chủ chốt của ILO.
Những người chỉ trích WTO nhằm vận động bảo vệ quyền lao động tốt
hơn, thực ra đã nhắm không đúng đối tượng. Thay vì chống lại WTO, họ
nên ủng hộ, tăng cường ILO. Cần có sự cân bằng vững chắc hơn giữa WTO
và ILO. Nếu các nước thành viên có quyết tâm chính trị (political will), họ
đã thông qua và thực hiện những hiệp định của ILO.
Tệ quan liêu trong ILO cũng cần phải được sửa đổi. Tổ chức này đã ngày
càng mất dần quyền lực và chỉ hoạt động tốt trong một số trường hợp như
tích lũy thông tin và hỗ trợ cho những dự án thí điểm quy mô nhỏ với
nguồn quỹ khiêm tốn của mình. Ngoài chức năng thông thường, tổ chức
này vừa thành lập một Uỷ ban thẩm tra về lao động cưỡng bức ở Myanmar
(Miến Điện), qua đó đã đưa ra một báo cáo rất đau lòng, nhưng rốt cuộc
không có gì xảy ra. Vừa qua, công tác theo dõi cho thấy tình hình vẫn
không có tiến triển.
Vì WTO quá lớn mạnh trong khi ILO tỏ ra quá kém cỏi, nên những
người chỉ trích toàn cầu hóa muốn WTO có vai trò mạnh hơn trong việc
cưỡng chế tuân thủ các tiêu chuẩn lao động. Quan điểm này chưa đúng. Có
nhiều trường hợp vi phạm quyền lao động mà không liên quan hay không
chịu ảnh hưởng từ thương mại quốc tế, ví dụ trường hợp sử dụng lao động
trẻ em cho các vụ mùa tại địa phương, hay ngăn cấm những người lái xe
buýt thành lập công đoàn. Hơn nữa, WTO cũng không áp dụng trừng phạt
nào đối với những quốc gia không ký kết các công ước ILO. Cách giải
quyết đúng đắn là thông qua và thi hành các công ước của ILO. Đây là lúc
cần xã hội dân sự nhập cuộc, tạo sức ép yêu cầu chính phủ thực hiện điều
này.