Ngoài các cơ cấu viện trợ mới, cũng cần có những thay đổi trong cơ cấu
thương mại. Một số vấn đề nổi bật như: quyền lao động; bảo vệ môi
trường; quyền sở hữu tài sản trí tuệ (TRIPs); các phương thức đầu tư liên
quan đến thương mại (TRIMs); cạnh tranh, chống tham nhũng, và các
chính sách thuế; cũng như cách tổ chức của WTO. Trong đó, một số đã
nằm trong Vòng đàm phán Phát triển; những vấn đề còn lại phải được giải
quyết bằng cách khác.
Quyền Lao động
Sự bất công trong việc đối xử với lao động và vốn là một đặc điểm chủ
yếu của hệ thống tư bản toàn cầu với hình thức tổ chức hiện nay. Vốn
thường được rót vào những quốc gia có lao động rẻ và các điều kiện thuận
lợi khác. Nhờ đó các quốc gia này phát triển hơn, và một số đã đạt được
tiến bộ đáng kể. Việc làm ở các quốc gia phát triển có giảm đi nhưng lợi
nhuận thu được từ thương mại đã tạo nên những công việc mới thường là
có giá trị cao hơn. Bên cạnh đó, một lượng dân di cư, hợp pháp và bất hợp
pháp, sang các nước giàu đã bù đắp lượng lao động thiếu hụt tại địa
phương. Tuy nhiên, công nhân ở các quốc gia lao động rẻ thường bị ngược
đãi và không có quyền tham gia vào công tác tổ chức. Trung Quốc là quốc
gia quá nổi tiếng về vấn đề này.
Quyền lao động không nằm trong chương trình làm việc của Vòng đàm
phán Phát triển, và hiện nay với sự gia nhập của Trung Quốc vào WTO,
vấn đề này sẽ không có cơ hội xuất hiện trong các chương trình tiếp theo.
Điều này hết sức phù hợp với các tập đoàn đa quốc gia.
Có một tổ chức quốc tế chuyên bảo vệ người lao động, đó là ILO. Tổ
chức này ra đời trước WTO và có điểm còn tiến bộ hơn WTO: nó có cấu
trúc ba bên gồm các công đoàn, giới chủ và chính phủ. Ngoài ra, Hiến
chương của nó cũng gần giống như của WTO. Tổ chức này soạn thảo tỉ mỉ
tất cả các công ước cần thiết để bảo vệ quyền lao động. Giống WTO, ILO