thuật số), và cải cách tư pháp
[50]
. Những chương trình xóa đói giảm
nghèo do chính phủ tài trợ nên được tách riêng, chúng thuộc về nhiệm vụ
của các định chế tài chính quốc tế. Như vậy sẽ giúp lần thử nghiệm này
khách quan và thành công hơn. Mỗi lĩnh vực cụ thể sẽ có một ban điều
hành thứ cấp bao gồm những thành viên được chọn dựa trên các phẩm chất
chuyên nghiệp cần thiết. Ở đó trách nhiệm của mỗi người sẽ cao hơn và
không có chỗ cho ganh đua trong tổ chức. Với lĩnh vực sức khỏe cộng
đồng, ban lãnh đạo quỹ tín thác mới thành lập nhằm chống bệnh truyền
nhiễm có thể là ban điều hành thứ cấp nếu các nhà tài trợ đồng ý với cách
bầu chọn đã đưa ra.
Nếu việc thực hiện phân bổ SDR lần đầu này thành công và tiếp tục
được tiến hành hàng năm, lĩnh vực nhận viện trợ sẽ được mở rộng. Những
chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ có thể đạt chuẩn nhưng chỉ
lên đến một giới hạn nhất định vì phải dành tiền quỹ cho kênh phi chính
phủ. Lúc đó, chuẩn mực mới do các định chế tài chính quốc tế (CDF và
PRSP) vừa thành lập sẽ bị bãi bỏ. Tuy nhiên cũng nên đặt ra mức hạn chế
cho số lượng SDR cam kết dành cho các chương trình của chính phủ tài trợ
vì nếu không chúng có thể sẽ bị sử dụng hết. Chính phủ bao giờ cũng thích
dùng kênh liên chính phủ. Điều quan trọng là không nên để các sáng kiến
khác thiếu nguồn tài trợ vì, như tôi đã nhấn mạnh trước đây rằng không có
một công thức chung cho tất cả các trường hợp
[51]
. Tôi sẽ đưa ra một số
ví dụ thực tế về các loại chương trình đủ tiêu chuẩn để nhận viện trợ.
Tổ chức quỹ của tôi đã tài trợ cho một chương trình chữa trị lao (TB)
trong các nhà tù ở Nga năm 1997. Mục tiêu của chúng tôi là cải thiện điều
kiện sống trong trại giam, và nhắm đến sự hợp tác của các cơ quan chức
năng liên quan trong việc điều trị một căn bệnh gây tác động đến tù nhân
cũng như quản giáo. Chúng tôi đã áp dụng một phương pháp điều trị hiện
đại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là DOTS - điều trị trực tiếp ngắn