Theo kế hoạch đề nghị này, một ban điều hành quốc tế hoạt động dưới sự
bảo trợ nhưng độc lập với IMF được thành lập để quyết định chương trình
nào hợp lý nhận tài trợ SDR
[49]
. Thành viên ban này sẽ là những cá nhân
xuất sắc theo các tiêu chuẩn nhất định và họ không bị chính phủ nước mình
chi phối. Một ủy ban kiểm toán riêng biệt sẽ chịu trách nhiệm giám sát và
đánh giá độc lập. Ban điều hành đưa ra các chính sách trong báo cáo
thường niên nhưng không có quyền quyết định chi tiêu quỹ. Ban này chỉ
đơn thuần đưa ra danh sách cho các nhà tài trợ tự do chọn lựa, tạo mối
tương quan cung cầu giữa các nhà tài trợ và chương trình nhận viện trợ.
Ban điều hành phải bảo đảm chất lượng của các chương trình nhận viện trợ
và công chúng sẽ đánh giá tính xác đáng của sự chọn lựa từ các nhà tài trợ.
Có thể người ta không đánh giá cao tầm quan trọng của việc lựa chọn
những cá nhân xuất sắc cho ban điều hành quốc tế dựa vào những phẩm
chất chuyên nghiệp được công bố rộng rãi và họ không là các đối tượng
được chính phủ bổ nhiệm như thường lệ. Trong trường hợp quỹ tín thác
phòng chống HIV/AIDS, bệnh lao, sốt rét của Liên hiệp quốc vừa được
hình thành, tất cả các nhà tài trợ chính đều muốn có mặt trong ban điều
hành, nhưng khó khăn là thành phần ban này chỉ hạn chế cho 18 thành
viên; trong đó 7 chỗ đã thuộc về các nước G7. Tổng thư ký Liên hiệp quốc
cũng không thể tạo áp lực cho các quốc gia thành viên vì ông là người phục
vụ cho họ; vì vậy một ban gồm các cá nhân xuất sắc sẽ mang lại hiệu quả
hơn.
Danh sách đề nghị cần bao gồm cả quỹ tín thác (trust funds) cung cấp
hàng hoá công trên phạm vi toàn cầu cũng như quỹ bổ túc tương xứng
(matching funds) cho những ý tưởng có ích cho xã hội. Trong đợt phát
hành SDR đầu tiên, các chương trình đề nghị cần tập trung vào 3 hoặc 4
lĩnh vực ưu tiên như sức khỏe cộng đồng, giáo dục, thông tin (lĩnh vực kỹ