số phân bổ tích lũy lên tới 21,4 tỷ SDR. Các phân bổ SDR phải được 85%
tổng phiếu bầu IMF thông qua và số phiếu bầu được chia cho các nước
thành viên theo tỷ lệ hạn ngạch. IMF có thể hủy bỏ SDR nhưng việc này
chưa từng xảy ra.
Năm 1997, các thành viên IMF đồng ý sửa đổi Điều khoản IMF cho
phép phân bổ SDR đặc biệt một lần, gọi là phân bổ “công bằng” nhằm cung
cấp cho các nước cộng hòa thuộc Liên xô cũ và các quốc gia chuyển đổi
khác, cũng như những nước nghèo phần chia lớn hơn cách chia thông
thường theo tỷ lệ hạn ngạch.
Việc sửa đổi các Điều khoản cũng cần phải được 85% phiếu bầu thông
qua. Tháng 12 năm 2001, các thành viên đại diện cho 72,7% số phiếu bầu
đã thông qua Bản sửa đổi lần thứ 4. Sự thông qua của Mỹ, chiếm 17,13%
trong tổng số phiếu bầu, là cần thiết để đưa tổng số phiếu bầu vượt qua giới
hạn (85%). Điều này cần phải được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Việc thông
qua bản sửa đổi sẽ khởi đầu ngay một đợt phân bổ mới trị giá 21,433 tỷ
SDR, gấp đôi tổng số dư nợ và đẩy mạnh dự trữ ngoại hối của các quốc gia
nghèo và đang chuyển đổi, dù vậy các thành viên giàu hơn vẫn nhận hai
phần ba tổng số phân bổ theo công thức đã sửa đổi.
Như đã nêu trên, việc đóng góp của từng quốc gia cho viện trợ quốc tế
rất chênh lệch; trong đó Mỹ là chậm trễ nhất, chỉ đóng góp 0,1% tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) cho viện trợ nước ngoài. Số tiền của đợt phân bổ đặc
biệt SDR được đề nghị xấp xỉ 0,1% GDP toàn cầu, và sau đó quy mô của
việc phát hành sẽ được nhân lên. Vì hình thức đóng góp bằng SDR sẽ bổ
sung cho mức viện trợ nước ngoài hiện tại, viện trợ quốc tế chắc chắn sẽ
tăng và việc phân chia chi phí cũng công bằng hơn. Quan trọng hơn là cơ
chế sẽ dùng để phân bổ viện trợ. Nguồn tài chính mới phải đi cùng với cách
quản lý viện trợ quốc tế mới. Tôi đề nghị phải có một thị trường gồm nhiều
chương trình cạnh tranh cho các quỹ tài trợ. Có vậy hệ thống này mới hiệu
quả.