NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 62

trưởng Bộ Tài chính Anh Gordon Brown đã kêu gọi mỗi năm cần phải tăng
50 tỷ đô la Mỹ.

Đề nghị dùng SDR cho viện trợ quốc tế có thể tiến hành theo hai giai

đoạn. Trong giai đoạn đầu, một khoản phân bổ đặc biệt trị giá 21,43 tỷ
SDR (tương đương 27 tỷ đô la Mỹ) đã được IMF phê chuẩn vào năm 1997
và hiện đang chờ Quốc hội Mỹ thông qua, số tiền này sẽ được Quốc hội Mỹ
phê chuẩn với điều kiện các quốc gia giàu hơn viện trợ phần phân bổ của
họ theo một số các quy tắc nhất định. Vì các nước giàu nắm giữ phần lớn
SDR phân bổ, dù tính theo công thức đã sửa đổi của quyết định năm 1997,
nên khoảng gần 18 tỷ đô la Mỹ ngay lập tức có thể trở thành nguồn viện trợ

quốc tế sẵn có

[48]

. Đây cũng là dịp thử nghiệm ý tưởng này. Nếu thành

công, có thể sẽ tiếp tục sử dụng tỷ lệ phân bổ SDR chính quy hàng năm, và
lượng tiền sẽ được nhân lên. Rõ ràng là kế hoạch đề nghị này có thể đáp
ứng lâu dài mục tiêu phát triển đã đề ra.

Sử dụng SDR để tạo quỹ cho viện trợ quốc tế không những làm tăng

tổng số tiền sẵn có cho viện trợ quốc tế, mà còn bảo đảm rằng tất cả các
quốc gia phát triển phải đóng góp công bằng vì mức đóng góp dựa trên
mức phân bổ SDR tính theo tỷ lệ hạn ngạch cũng thể hiện tương ứng khả
năng kinh tế của các quốc gia thành viên. Mọi nỗ lực chung thường vấp
phải một nghịch lý rằng: cộng đồng sẽ giàu có hơn nếu các thành viên nỗ
lực đóng góp, nhưng mỗi thành viên sẽ giàu có hơn nếu không phải đóng
góp. Sử dụng cơ cấu SDR sẽ giải quyết vấn đề này. Quan trọng hơn hết là
chương trình này sẽ khắc phục những khuyết điểm của viện trợ nước ngoài,
đặc biệt khi chúng được các cơ quan viện trợ chính phủ quản lý. Những ưu
điểm này cần được duy trì cho dù cơ cấu SDR có được áp dụng hay không.

Giải thích về SDR

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.