NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 83

thuế lũy tiến trở thành có tác dụng ngược, đó là lúc phải phân bổ lại tài sản
trên quy mô toàn cầu.

Để thực hiện nguyên tắc này, nguồn vốn bảo lãnh của Ngân hàng Thế

giới cần được sử dụng hiệu quả hơn bằng cách tham gia những hoạt động
mạo hiểm hơn. Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới có thể bảo lãnh thương
phiếu (commercial paper) do “Tập đoàn tài chính tín dụng nhỏ bán lẻ” phát
hành. Đây có thể là nguồn lợi lớn cho thế giới vì tín dụng cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm đói nghèo. Tuy
nhiên, việc cho vay các doanh nghiệp nhỏ không thể phát triển nếu thiếu
nguồn hỗ trợ liên tục từ bên ngoài vì hình thức kinh doanh này chỉ đạt điểm
hòa vốn. Nếu Ngân hàng Thế giới có thể cung cấp thêm nguồn tài chính,
việc cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có tác động quan trọng đến
phát triển kinh tế và chính trị.

Ý tưởng này rất hay nhưng phi thực tế trong thế giới ngày nay. Bộ

trưởng tài chính các nước phát triển sẽ phản đối nếu họ phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh. Họ sẽ không cho phép Ngân hàng Thế giới dùng nguồn
bảo lãnh của mình theo cách như vậy, và cho dù ngân hàng cứ tiến hành, họ
sẽ không cấp bảo lãnh nữa. Với thái độ của họ như vậy, bảo lãnh cấp hạng
AAA của Ngân hàng Thế giới có thể sẽ không còn hiệu lực trở thành vấn
đề phải bàn cãi.

Tôi cho rằng đây chưa phải là thời điểm chúng ta nên cải cách Ngân

hàng Thế giới vì bất kỳ việc tái cấu trúc nào cũng có thể làm giảm nguồn
lực của nó. Tốt hơn chúng ta nên xúc tiến chương trình SDR thay vì cố
gắng tìm cách sử dụng nguồn bảo lãnh của Ngân hàng Thế giới một cách
hiệu quả hơn. Việc cải cách Ngân hàng Thế giới nên tiến hành sau khi
chương trình SDR chứng minh là thành công. Lúc đó IFIs sẽ có thời gian
đưa chuẩn mực mới vào hoạt động, và môi trường sẽ trở nên có lợi hơn cho
công việc cải cách.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.