NHO GIÁO - Trang 543

Truyện cũ mà học, chứ đừng theo những lời chú thích của Trình, Chu. Bọn
sĩ phu bây giờ có nhiều người không theo cái ý kiến ấy, vì họ đang sùng
thượng cái học của Tống nho. Nhân đó mà thành ra có sự nghị luận đồng,
dị,
Sau khi giáo sĩ Lợi Mã Đậu mất rồi, giáo sĩ Long Hoa Dân (Nicolas
Longobardi) làm bài luận nói rằng: học giả nên theo lời chú thích của Tống
nho cũng không sai nghĩa nguyên văn. Giáo sĩ Long Hoa Dân có cái ý kiến
trái lại như thế, là vì muốn chiều ý bọn sĩ phu để cho tiện sự truyền đạo.
Dẫu thế nào mặc lòng, vì có cái ý kiến của giáo sĩ Lợi Mã Đậu mà gây
thành cái tiên thanh cho phái Khảo chứng học ở đời nhà Thanh vậy.
Xét ra nho học đời nhà Minh không ra ngoài cái phạm vi Tống học. Dù có
phái Diêu Giang chuyên chủ về mặt tâm học hay là phái Hà Đông tôn sùng
cái học của Trình, Chu mặc lòng, phái nào cũng thuộc về lý học cả. Cái học
ấy tuy chia ra chi nọ phái kia, nhưng kết cục vẫn theo cái tông chỉ thiên địa
vạn vật nhất thể, và về đường thiết thực vẫn cố giữ cái khí tiết của học giả.
Xem như trong đời nhà Minh, các vua phần nhiều rất là tầm thường, thế mà
không triều nào là không có đầy những trung thần, nghĩa sĩ, bỏ mình vì việc
nước, về sau vua Thần Tông nhu nhược lười biếng làm loạn mất kỷ cương,
rồi đến vua Hi Tông hôn ám quá độ, để cho một tay Ngụy Trung Hiền giết
sạch những người trung lương. Tuy vậy, đến khi vua Trang Liệt chết, nước
Tàu mất, hãy còn có người như Sử Khả Pháp tận trung báo quốc. Đó thật là
không xấu cái tiếng những người chân chính nho học vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.