13
Có hai người đã động viên tôi làm việc trong nền nông nghiệp sinh thái. Một là cha
tôi, người đã thực hiện canh tác hữu cơ ở Nhật Bản kể từ năm 1971. Điều thúc đẩy
tôi hoạt động cho nông nghiệp sinh thái chính là ý kiến đơn giản, nhưng mạnh mẽ
của ông cho rằng nhiệm vụ của nông nghiệp là sản xuất ra thực phẩm phục vụ sức
khỏe của nhân dân chứ không phải sản xuất ra thực phẩm chứa chất hóa học độc
hại vì lợi ích kinh tế của nông dân. Ông đã minh chứng cho tôi thấy mọi cây trồng
có thể phát triển tốt mà không cần dùng các chất hóa học, vì vậy sẽ không có khái
niệm “tránh” dùng chúng trong canh tác.
Ông Masonobu Fukuoka, một nông dân chuyên về tự nhiên, tác giả của cuốn “Một
cuộc cách mạng rơm” là một người thầy về nông nghiệp của tôi. Ông ấy nói rằng
thiên nhiên vốn hoàn hảo, chính con người đã tác động xấu đến tự nhiên và tạo ra
nhiều vấn đề, làm cho các vấn đề này trở nên tồi tệ hơn. Nông dân không bao giờ
cày xới và chăm bón đất trong rừng tự nhiên nhưng đất ở đây vẫn tơi xốp và giàu
chất dinh dưỡng. Còn đất nông nghiệp được nông dân cày xới và chăm bón thường
xuyên cho mỗi vụ mùa mà nó vẫn cằn cỗi, ít chất dinh dưỡng. Vì sao vậy? Đó là vì
con người không chịu hiểu thiên nhiên.
“Hãy để thiên nhiên vốn tự nhiên theo cách của nó”. Dựa trên ý kiến này, Fukuoka
đã phát triển một phương thức canh tác tự nhiên được gọi là “canh tác không làm gì
cả”. Không cày xới, không bón phân, không gieo hạt, không làm cỏ, không thuốc
trừ sâu. Kết quả là ông ấy đã gặt hái được sản lượng lúa cao hơn mức bình quân
của Nhật Bản. Tôi đã thực sự ấn tượng với lý thuyết và việc thực hiện dựa trên suy
nghĩ đơn giản nhưng sâu sắc và hợp lý, có niềm tin vào thiên nhiên như của ông.
Hiện nay vấn đề môi trường (suy thoái sinh thái) đang trở nên rất nghiêm trọng,
mang tính toàn cầu và khu vực. Có thể chia những vấn đề này thành hai loại chính.
Một loại là do công nghiệp hóa và cái gọi là kỹ thuật hiện đại, ví dụ như phá vỡ
tầng Ô zôn, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm nguyên tử và hóa học v.v… Hai là do lối