15
PHẦN I
CƠ SỞ
CHƯƠNG 1
THIÊN NHIÊN VÀ NÔNG NGHIỆP
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách nghiêm túc về nông nghiệp- những vấn đề và sự
cải tiến của nó, chúng ta phải học hỏi từ thiên nhiên. Tại sao vậy? Bởi thiên nhiên
là lý tưởng. Trong việc sản xuất sinh khối, duy trì độ màu mỡ, bảo vệ đất, khống
chế dịch bệnh, sử dụng năng lượng đầu vào – thiên nhiên cho chúng ta hệ thống
hiệu quả nhất. Vậy chúng ta có thể tìm thiên nhiên thực sự ở đâu? Trong rừng tự
nhiên. Mỗi năm, rừng tự nhiên sản xuất ra một lượng lớn sinh khối mà không có
đầu vào nhân tạo và cung cấp thực phẩm cho mọi sinh vật sống. Trong khi đó,
nông nghiệp sản xuất ra ít sinh khối, lại cần một lượng đầu vào nhân tạo lớn và đối
mặt với nhiều vấn đề.
Các cơ chế sản xuất của cả nông nghiệp và rừng tự nhiên là như nhau. Chúng sinh
ra Cacbonhydrat (sinh khối) thông qua quang hợp có sử dụng chất dinh dưỡng và
nước từ đất, Cacbon dyoxit từ không khí và ánh nắng mặt trời (năng lượng). Sự
khác nhau đó là rừng thì tự nhiên còn nông nghiệp thì nhân tạo. Sự nhân tạo đó tạo
ra nhiều vấn đề mà trong rừng tự nhiên không có như giảm màu mỡ, xói mòn đất,
phát sinh dịch bệnh và những vấn đề khác, hậu quả là năng lực sản xuất thấp.
Mặc dù nông nghiệp là nhân tạo, nó vẫn ở trong thiên nhiên và chịu những hạn chế
của thiên nhiên. Thật cần thiết để nông nghiệp tuân thủ theo những quy tắc trên.
Hầu hết mọi vấn đề của nông nghiệp đến từ việc mọi người không tuân thủ theo
các nguyên tắc này. Chúng ta nên nhìn nhận nông nghiệp từ những góc độ khác
mới có thể giải quyết những vấn đề của nó.