17
Vật tiêu thụ là những động vật sống bằng cách ăn các sản phẩm (cacbonhydrat) của
vật sản xuất một cách trực tiếp và gián tiếp. Vật tiêu thụ được chia thành bốn
nhóm: nhóm thứ nhất, nhóm thứ hai, nhóm thứ ba và nhóm ăn thịt cao nhất. Nhóm
thứ nhất bao gồm động vật ăn cỏ (ví dụ côn trùng), chúng ăn trực tiếp sản phẩm
của vật sản xuất. Nhóm thứ hai là động vật ăn thịt (như nhện, ếch), chúng chủ yếu
ăn động vật thuộc nhóm thứ nhất. Nhóm thứ ba (như rắn) chủ yếu ăn động vật
thuộc nhóm thứ hai. Nhóm thú ăn thịt (như hổ, báo) là những động vật chủ yếu ăn
động vật thuộc nhóm thứ ba. Không có động vật nào ăn nhóm thú ăn thịt cao nhất.
Theo đó, có một mối quan hệ cân bằng nhất định giữa các vật tiêu thụ. Con người
được xếp vào nhóm tiêu thụ. (Chú ý: mối quan hệ thật sự giữa các loài động vật
còn phức tạp hơn. Cách phân loại này chỉ bao gồm những mối quan hệ đơn giản.
Vật phân hủy là những vi sinh vật (như nấm, vi khuẩn, vi rút v.v…) sống bằng cách
ăn các chất hữu cơ như chất thải của các vật sản xuất và vật tiêu thụ (như lá cây,
xác xúc vật và phân động vật v.v…). Có một lượng lớn các vi sinh vật sống trong
đất (hơn 100,000,000 trong một gam đất). Chức năng quan trọng nhất của vật phân
hủy là biến đổi chất hữu cơ thành mùn thông qua phân hủy và thành chất khoáng
thông qua khoáng hóa. Mùn rất cần thiết cho việc tạo ra đất và cải thiện đất. Chất
khoáng lại được các vật sản xuất hấp thụ như là chất dinh dưỡng. (Từ góc độ khác,
vật phân hủy được coi là chất dọn sạch hành tinh này. Bởi các vi sinh vật hoạt động
trong đất, đất sẽ được dọn sạch và tốt, nếu không thì bề mặt hành tinh này sẽ đầy
các chất thải của các vật sản xuất và vật tiêu thụ).
Theo sơ đồ, các vật sản xuất và tiêu thụ càng cung cấp cho đất càng nhiều chất hữu
cơ thì vật phân hủy (các vi sinh vật) các hoạt động tốt và cung cấp nhiều chất hữu
cơ hơn cho vật sản xuất. Hệ thống này được gọi là vòng chu chuyển dinh dưỡng.
Người ta còn có thể gọi vòng chu chuyển cacbon, vòng chu chuyển nito, vòng chu
chuyển khoáng v.v… Sự khác nhau chỉ là trọng tâm, nếu trọng tâm là cacbon, hệ
đó được gọi là vòng chu chuyển cacbon.