18
Qua vòng chu chuyển dinh dưỡng, mọi sinh vật tăng và đất trở nên màu mỡ. Mọi
sinh vật sống và phi sinh vật đều tương tác với thiên nhiên nên không có sự lãng
phí hay không cần thiết. Chúng liên quan chặt chẽ với nhau qua các mối quan hệ
cần hay hỗ trợ. Nếu một bộ phận bị đảo lộn, toàn bộ hệ thống sẽ phản ứng theo. Ví
dụ, nếu đất không được cung cấp chất hữu cơ, các vi sinh vật (vật phân hủy) sẽ
không hoạt động được, đất trở nên cằn cỗi và cây cỏ (vật sản xuất) không thể sản
xuất được trên mảnh đất đó. Sản lượng vai sản xuất thấp đem lại hệ quả là giảm số
lượng động vật (vật tiêu thụ).
1.1.2. Tháp sinh thái
Tháp sinh thái là một phối cảnh về mối quan hệ và sự cân bằng giữa các sinh vật
sống - đặc biệt là vật tiêu thụ - về cách thiên nhiên khống chế và cân bằng số lượng
mỗi nhóm. Hình dạng của tháp chỉ ra sự phân bố về số lượng (từ đáy lên đến đỉnh
là từ lớn xuống nhỏ).
Ví dụ, côn trùng được coi là có hại sẽ là vật tiêu thụ của lớp thứ nhất, lớp này trực
tiếp ăn vật sản xuất (cây xanh). Tuy nhiên, số lượng côn trùng lại bị chi phối bởi
vật tiêu thụ lớp thứ hai (chim, ếch, nhện v.v…) và được giữ ở trong những giới hạn
nhất định. Do đó, côn trùng không bao giờ ăn hết được cây xanh trong rừng tự
nhiên. Lớp thứ hai vật tiêu thụ lớp thứ ba (rắn v.v..) ăn và lớp thứ ba bị lớp thú ăn
thịt lớn nhất (diều hâu, hổ v.v…) ăn. Từ đó, mỗi lớp tiêu thụ tự nhiên sẽ bị hạn chế
bởi một giới hạn nhất định về số lượng bởi lớp tiêu thụ trên và lớp sản xuất dưới.
Hệ quả là, tháp sinh thái hình thành từ số lượng của mỗi lớp và vật sản xuất, cho
thấy rõ nền tảng cơ bản là những vật sản xuất.
Mối quan hệ này (ăn và bị ăn) giữa bên sản xuất và bên tiêu thụ được gọi là chuỗi
thực phẩm. Chuỗi lương thực là một hệ sinh thái được cân bằng yếu ớt, bất cứ đột
biến ở giai đoạn nào cũng làm cho cân bằng đó bị phá vỡ. Chẳng hạn, nếu nhiều