20
sự đa dạng. Trong rừng tự nhiên, cái được gọi là côn trùng hay dịch bệnh không thể
bùng nổ một cách biệt lập vì có sự đa dạng về loài và một chuỗi thực phẩm cân đối
(tháp sinh thái) luôn đặt côn trùng vào những điều kiện nhất định (hạn chế số
lượng). Dịch bệnh nếu có cũng không thể phá hủy toàn bộ khu rừng vì nó chỉ tấn
công một số loài cây (thói quen ăn uống).
1.2.3. Độ phì nhiêu của đất
Hệ thống duy trì độ phì nhiêu của đất rất lý tưởng, tăng dần và bền vững. Không có
sự phá hủy độ phì nhiêu trong rừng. Nguyên nhân chủ yếu là vòng chu chuyển dinh
dưỡng không bị đảo lộn và có thảm thực vật trên mặt đất. Vòng chu chuyển dinh
dưỡng làm tăng độ phì nhiêu của đất và thảm thực vật giúp bảo vệ và duy trì độ phì
đó. Mặt khác, việc giảm độ phì là vấn đề chủ yếu trong nông nghiệp vì hầu hết sinh
khối bị mất khỏi đất nông nghiệp qua quá trình thu hoạch. Rất ít hoặc thậm chí
không có sinh khối được lấy lại cho đất nên độ phì nhiêu của đất nông nghiệp ngày
càng giảm. Hơn nữa, đất trọc gây ra xói mòn đất nên độ phì nhiêu của đất càng
giảm.
1.2.4. Sản xuất sinh khối
Theo sơ đồ, rừng có thể sản xuất ra một lượng sinh khối khổng lồ, gấp hai lần đất
nông nghiệp. Nguyên nhân là do cấu trúc nhiều tầng của thảm thực vật trong rừng
và một lần nữa vòng chu chuyển dinh dưỡng không bị đảo lộn. Cấu trúc này đảm
bảo tận dụng tối đa năng lượng tự nhiên (mặt trời, mưa, gió v.v…) và vòng chu
chuyển dinh dưỡng cung cấp độ phì nhiêu cho đất. Trên đất nông nghiệp, cấu trúc
thảm thực vật theo chiều ngang nên không thể tận dụng năng lương tự nhiên một
cách thích hợp. Việc lấy đi sản phẩm khỏi mặt đất làm giảm độ phì nhiêu của đất,
từ đó vòng chu chuyển dinh dưỡng bị đảo lộn. Vì thế, sản lượng đất nông nghiệp