NHỮNG BÀI HỌC TỪ THIÊN NHIÊN - Trang 29

29

CHƯƠNG 2

ĐẤT

Đất là yếu tố quan trọng trong nông nghiệp. Những người nông dân canh tác theo

phương pháp hóa học thường coi đất như một vật liệu hỗ trợ cây trồng và cung cấp

nước với chất dinh dưỡng hóa học, nhưng thật ra vấn đề không đơn giản như vậy.

Vì hiểu biết ít về đất, tiềm năng của đất (không chỉ về độ phì) bị suy giảm từ năm

này qua năm khác.

Trong chương này chúng ta tìm hiểu:

1. Thuật ngữ “đất” nghĩa là gì

2. Chức năng và đặc tính của đất

2.1.

Đất là gì ?

Mặc dù chúng ta có thể thấy lớp đất bao phủ ở khắp mọi nơi trên hành tinh chúng

ta, trước khi sự sống xuất hiện thì không có đất, chỉ có đá (khoáng) và nước. Sau

khi sinh vật (thực vật) xuất hiện, đất mặt bắt đầu được hình thành.

Đất được hình thành như thế nào? Khi chất hữu cơ từ cây và động vật trộn với bột

đá (khoáng), hoạt động của sinh vật và của hóa chất đã tác động vào chất hỗn hợp

(vô cơ, hữu cơ, nước, không khí v.v…) và mùn được tạo thành qua hoạt động của

vi sinh vật, từ đó tạo nên đất. Định nghĩa đơn giản nhất của đất là hỗn hợp của chất

vô cơ, mùn, nước và không khí.

Đất được hình thành qua quá trình dinh dưỡng và tích tụ lại trên bề mặt hành tinh

từ hàng triệu năm được gọi là đất mặt. Đất mặt giàu về chất hữu cơ (mùn) và là lớp

đất có năng suất cao nhất. Trồng trọt phụ thuộc hoàn toàn vào lớp đất mặt. Nơi nào

không có đất mặt thì không có canh tác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.