74
Cây ngũ cốc có mức hấp thụ chất dinh dưỡng cao nhất trong khi cây họ đậu thấp
nhất. Ngoài ra, cây họ đậu cung cấp nito (N) cho đất. Vì thế mấu chốt để duy trì
sự màu mỡ cho đất là đưa cây họ đậu vào luân canh.
Một nhân tố khác là khả năng kháng bệnh. Nếu đất bị nhiễm sâu hại hoặc bệnh
dịch, cần phải trồng một loại cây có khả năng kháng bệnh (như ngũ cốc).
Sự kháng bệnh (từ tốt đến kém)
1) Cây ngũ cốc
2) Cây lấy rễ
3) Cây họ đậu
4) Cây ăn lá
5) Cây ăn quả
Ngũ cốc là loại cây có tính kháng bệnh tốt nhất còn cây ăn quả là yếu nhất. Ngũ
cốc có thể dọn sạch hoặc “chữa lành” cho đất, giảm thiểu các vấn đề dịch bệnh
(ghi chú: điều này chỉ áp dụng cho đất chủ yếu đã trồng rau trước đó, chứ không
dành cho ruộng đã được trồng lúa liên tục). Do đó, mấu chốt để giảm thiểu dịch
bệnh là đưa cây ngũ cốc vào luân canh.
6.5. Canh tác kết hợp
Hệ canh tác kết hợp là sự biến thể của canh tác nhiều loài và liên quan đến việc
trồng nhiều loại cây khác nhau trên cùng một mảnh đất. Ví dụ, nhiều nước trồng
ngô kết hợp với đậu như một phương thức canh tác địa phương. Ngô (loại ngũ
cốc) cao, rễ ăn sâu và tiêu thụ chất dinh dưỡng cao trong khi cây đậu thấp, rễ
nông và tiêu thụ chất dinh dưỡng ít, trong khi còn cung cấp chất đạm cho đất.
Không có mâu thuẫn nào giữa hai cây này và cây ngô có thể hấp thụ đạm từ cây
đậu. Tổng sản lượng của ngô và đậu khi trồng cùng nhau cao hơn khi trồng
riêng từng loài. Cũng có nhiều cách kết hợp tương tự như này.