78
7.1. Dịch bệnh là gì và có những vấn đề nào?
Con người cho rằng dịch bệnh (côn trùng và dịch bệnh tấn công cây trồng) gây hại
hoàn toàn. Vậy ý kiến này có thật sự đúng hay không ? Có vẻ đúng nếu nhìn từ
quan điểm lợi ích của loài người. Tuy nhiên từ góc độ sinh thái, điều này hoàn toàn
sai. Mọi thứ trong một hệ sinh thái đều tương tác và tất cả các yếu tố đều cần thiết
để duy trì sự cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên.
Theo thuật ngữ về sinh thái, những côn trùng được coi là có hại chính là những vật
tiêu thụ cấp một. Như chúng ta đã nghiên cứu ở phần 1.1, vai trò của côn trùng
trong chuỗi thực phẩm là không gây hại mà rất quan trọng và cần thiết. Nếu không
có côn trùng, vật tiêu thụ cấp hai không thể sống sót và chuỗi thực phẩm sẽ bị xáo
trộn.
Trong một hệ sinh thái cân bằng, số lượng côn trùng được duy trì trong một giới
hạn nhất định mà không có hại cho cây trồng. Nhưng một khi có xáo trộn nào đó từ
bên ngoài, côn trùng sẽ đột nhiên phát triển mạnh và gây hại cho cây. Nếu chúng ta
quan sát kỹ thực tế, chúng ta có thể thấy vấn đề không phải ở côn trùng, mà ở chính
sự mất cân bằng sinh thái làm côn trùng gia tăng. Côn trùng nên được coi như một
người thầy nói cho ta biết ta đã làm sai điều gì với hệ sinh thái. Vì thế, trước khi
kết luận rằng côn trùng có hại và nên bị diệt trừ, ta phải tìm hiểu tại sao chúng
bùng phát.
Đối với dịch bệnh hại cây, ta cũng có thể kết luận như vậy. Bệnh hại cây xảy ra do
sự bùng phát của các loài vi sinh vật đặc biệt, hay còn gọi là mầm bệnh (ví dụ như
một số loài giun tròn, nấm, vi rút v.v…). Những mầm bệnh này thường bị giới hạn
về số lượng nên chúng vô hại cho cây. Nhưng khi hệ sinh thái đất bị xáo trộn và có
các điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, dịch bệnh hại cây sẽ bùng phát.
Vấn đề không phải là sự tồn tại của mầm bệnh trong đất mà là các nhân tố tác động
tạo ra sự mất cân bằng hệ sinh thái đất. Do đó, điểu quan trọng để phòng bệnh là