80
của con người. Đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên là những người nông dân, tiếp đến
là những ai ăn phải sản phẩm bị nhiễm chất độc hóa học đó.
7.2.2. Dịch bệnh
Dịch bệnh không ít thì nhiều cũng phát triển như trên. Bệnh dịch không bao giờ bị
khống chế bởi các thuốc diệt dịch bệnh hóa học (ví dụ thuốc diệt nấm). Việc sử
dụng thuốc hóa học trong nông nghiệp cũng tạo ra một vòng luẩn quẩn như trên
theo các cách sau :
1) Các vi sinh vật đặc biệt (mầm bệnh) gây ra dịch bệnh cho cây rất dễ dàng
thay đổi đặc tính để thích nghi với sự thay đổi hoàn cảnh. Chúng có thể dễ
dàng phát triển để kháng bệnh.
2) Các vi sinh vật có lợi có thể khống chế được mầm bệnh lại bị hủy hoại bởi
thuốc trừ sâu. Từ đó xảy ra sự mất cân bằng vi sinh vật.
3) Sự xuất hiện của các mầm bệnh mới có khả năng kháng thuốc càng làm tăng
sự mất cân bằng sinh thái của vi sinh vật.
Mặc dù việc phồng trừ dịch bệnh bằng hóa chất có thể có tác dụng nhanh chóng tức
thơì nhưng cũng không thể giải quyết vấn đề một cách lâu dài. Giải pháp lâu dài
duy nhất để khống chế dịch bệnh là tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa và giải
quyết các vấn đề theo quy luật của tự nhiên.
7.3. Quản lý dịch bệnh một cách tự nhiên
Nguyên lý hướng dẫn cơ bản của việc quản lý dịch bệnh một cách tự nhiên là
chẳng có gì là dịch bệnh cả. Nếu sự cân bằng sinh thái trên đất nông nghiệp không
bị xáo trộn thì sự xuất hiện của dịch bệnh không phải là một vấn đề mà chỉ là triệu
chứng. Nếu triệu chứng xuất hiện, ta nên cố tìm ra nguyên nhân (các nhân tố gây
xáo trộn) và loại trừ để phục hồi lại sự cân bằng sinh thái. Bằng cách tiếp cận đó
chúng ta mới có thể tránh được lỗi lầm sau này. Có hai biện pháp là phòng và trừ.
Chúng ta nên nhấn mạnh hơn cả vào biện pháp phòng, tuy nhiên biện pháp trừ có