79
loại bỏ các nhân tố làm xáo trộn (như canh tác liên tục, sử dụng hóa học trong nông
nghiệp v.v…) và tạo nên một hệ sinh thái đất cân bằng.
7.2. Vòng luẩn quẩn của việc khống chế sâu bệnh bằng hóa chất
Việc canh tác nông nghiệp hiện nay đang sử dụng hóa chất để phòng trừ dịch bệnh,
bao gồm :
1) Sử dụng các chất độc hóa học gây hại cho tất cả sinh vật
2) Giải quyết vấn đề trước mắt (chỉ chữa dựa trên triệu chứng)
3) Không tìm ra các nguyên nhân sâu xa
Chúng ta hãy cùng nghiên cứu tại sao không thể khống chế cái gọi là sâu bệnh gây
hại bằng các chất hóa học diệt trừ sâu bệnh và tại sao những hóa chất đó lại làm
cho tình hình đó ngày càng trở nên xấu đi.
7.2.1. Côn trùng
Đặc điểm của côn trùng là chúng có vòng đời ngắn và sinh nở một số lượng rất
nhiều trứng cùng một lúc. Đặc trưng đó giúp chúng có khả năng kháng lại thuốc
diệt côn trùng rất tốt. Vì thế nông dân buộc phải dùng một lượng thuốc trừ sâu
nhiều hơn hoặc những loại thuốc mạnh hơn để phòng chống sâu bệnh. Tuy nhiên
thế hệ côn trùng tiếp lại có khả năng kháng thuốc. Nhân tố thứ hai là sự biến mất
của các loài thiên địch tự nhiên ăn côn trùng (như nhện, ếch, chim v.v…). Những
loài thiên địch tự nhiên này có số lượng ít hơn và có vòng đời thấp hơn nên chúng
không sinh sôi nảy nở nhanh như côn trùng. Chúng cũng không thể có khả năng
kháng lại thuốc trừ sâu như côn trùng, kết quả là chúng bị giết và biến mất. Do đó
tạo nên một hệ sinh thái mất cân bằng mà chỉ có côn trùng phát triển mạnh.
Vòng luẩn quẩn tạo ra bởi việc sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu không những làm
cho vấn đề dịch bệnh trở nên xấu hơn mà còn gây nên nhiều rủi ro cho sức khỏe