thường được lập đi lập lại trong các cuộc soi kiếp. Một câu khác nữa cũng
thường được nhắc lại nhiều lần: "Kẻ nào muốn trở nên cao cả nhứt trong các
ngươi, là kẻ chịu làm tôi tớ phụng sự cho tất cả." "Chỉ có một lý tưởng duy
nhất, là làm cho mọi lý tưởng của ta đều hỗn hợp với sức mạnh Sáng Tạo
của Vũ Trụ; làm cho thể xác, trí tuệ, tâm linh của chúng ta trở nên mãnh lực
tích cực hoạt động để bồi đắp, trợ giúp cái sức Sáng Tạo nói trên và cho
nhân loại."
Đi kèm với phương châm này, ông Cayce còn nói rằng vấn đề tiền bạc,
danh vọng ở đời phải đi sau ý muốn phụng sự, và chỉ là những vấn đề phụ
thuộc mà thôi. Một đứa trẻ mười ba tuổi có nhiều khả năng và chưa biết nên
theo học về ngành nào, đặt câu hỏi: "Tôi phải phát triển khả năng nào để khi
đến lúc trưởng thành tôi có thể thành công về phương diện tiền bạc?" Câu trả
lời là: "Em hãy quên vấn đề tiền bạc, mà chỉ nên nghĩ rằng em có thể trợ
giúp bằng cách nào để làm cho cõi thế gian trở nên một cõi giới tốt lành hơn.
Đừng khi nào lãng phí công lao cố gắng chỉ vì vấn đề tiền bạc. Tiền bạc sẽ
đến với ta khi ta dùng khả năng của mình để phụng sự nhân loại."
Một người khác hỏi: "Tôi nên theo đuổi ngành hoạt động nào để có thể
kiếm được nhiều tiền nhất?" Câu trả lời cho ông là: "Anh hãy gác lại vấn đề
tiền bạc. Vấn đề tiền phải là cái hậu quả của sự thành thật cố gắng muốn
sống cách nào để giúp cho kẻ khác cùng đi trên con đường tiến hóa với
mình. Sự thịnh vượng về vật chất phải đi sau lý tưởng phụng sự. Chỉ có
Thượng Đế mới cho ta sự phú quý thịnh vượng, nếu ta xứng đáng."
Một nhà xuất nhập cảng được lời khuyên sau đây: "Phương cah6m của
ông phải là: Tôi muốn phụng sự đồng loại của tôi, để cho họ có thể dùng tôi
làm cái đà tiến bước. Tiền tài danh vọng sẽ đến với tôi như những kết quả
của một đời tốt lành và phụng sự; chứ ta không nên coi nó như những miếng
mồi thơm vì nó mà ta phải hành động trái với lương tâm để chiếm đoạt cho
được."
Nguyên tắc thứ ba là: "Hãy xử dụng những gì mình đang có trong taỵ Hãy
bắt đầu từ chỗ vị trí hiện tại của mình bây giờ." Câu này dường như thừa, vì