khinh ngạo, khi thì có lòng khoan dung. Chính đương sự cũng biết rõ điều
này, và mỗi khi ông nghĩ đến tình bác ái đại hồng trong nhân loại, ông sẽ bắt
đầu cố gắng diệt trừ thói kinh ngạo còn tiềm tàng trong người. Nhưng phần
nhiều, người ta không ý thức được vấn đề này.
Các tập hồ sơ Cayce có chứa đựng rất nhiều trường hợp như trên, mà dưới
đây là một trường hợp rõ rệt nhất:
Một người kia có hai khuynh hướng trái ngược: Khi thì khép chặt, cách
biệt, lạnh lùng; khi thì lại hồn nhiên, cởi mở. Theo cuộc soi kiếp, điều này
được truy nguyên từ hai loại kinh nghiệm khác hẳn nhau. Trong một kiếp
trước, ông là một tu sĩ trong một nhà tu kín bên Anh, chính kiếp này đã tạo
cho ông một tâm hồn khép chặt và lánh đời. Trong một kiếp trước nữa, ông
là một người tình nguyện tùng chinh trong cuộc Thánh Chiến hồi thời Trung
Cổ; kiếp đó đã giúp cho ông có tâm hồn cởi mở và yêu đời. Sự trái ngược đó
làm cho mọi người đều xa lánh, vì họ không dám chơi với một người tính
khí bất thường, hôm qua vừa mới vui vẻ hồn nhiên, hôm nay đã lạnh lùng
cách biệt!
Ông Aldous Huxley có thuật chuyện một tu sĩ Y Pha Nho hồi thế kỷ mười
bảy tên là Pierre Claver, hy sinh tận tụy suốt một đời để phụng sự những
người da đen nhập cảng từ Phi Châu thường bị ngược đãi và đối xử tàn nhẫn.
Tu sĩ thường khuyên những mọi da đen này hãy ăn năn sám hối những tội lỗi
của họ đã làm. Ông Huxley nói: "Lời khuyên đó có vẻ dường như không
đúng chỗ, nhưng biết đâu tu sĩ có lý là vì dầu ở hoàn cảnh nào, con người
cũng vẫn luôn luôn cần phải cứu chuộc lại những tội lỗi và sai lầm trong quá
khứ mà họ phải chịu quả báo. Những sự ngược đãi, hung ác, bất công của
người đời biết đâu chẳng là những cơ hội để nhắc nhở cho chúng ta nhớ lại
những hành động hung dữ, độc ác bất công mà chính chúng ta đã làm trong
những kiếp trước?"
Ông Huxley còn nêu ra một vấn đề quan trọng: đó là điều ảo tưởng nó
làm cho ta nghĩ rằng mình là trong sạch và vô tội. Phần nhiều chúng ta khi
lâm nghịch cảnh hay bị những nỗi đau khổ bất công, thường nghĩ rằng mình