NHỮNG BÍ ẨN CỦA CUỘC ĐỜI - Trang 32

Ông Lammers có thể bổ túc những điều được tiết lộ trong những cuộc soi

kiếp. Ông giải thích rằng Luân Hồi có nghĩa là Tiến Hóa: Sự tiến hóa của

linh hồn con người trải qua nhiều kiếp đầu thai liên tiếp ở cõi trần, khi thì

đầu thai làm đàn ông, khi thì làm đàn bà; khi thì làm thường dân, khi thì làm

vua chúa; kiếp này đầu thai làm giống dân này, kiếp kia làm giống dân

khác... Cho đến khi linh hồn đạt tới mức hoàn thiện. Linh hồn con người

cũng ví như một anh tài tử sân khấu đóng nhiều vai trò khác nhau và mặc

những bộ y phục khác nhau từ đêm này qua đêm khác. Hoặc cũng ví như ta

mặc một cái áo bằng vải trong một thời gian, và khi nó đã cũ, thì vứt bỏ để

đổi lấy một cái áo khác. Nhiều bậc Hiền Triết và các nhà thông thái, trí thức

siêu việt của Âu Tây cũng đã chấp nhận thuyết Luân Hồi và đã viết nhiều

sách vở về vấn đề này, trong số đó có Pythagore, Platon, Plotin, Giordanno

Bruno, Goethe, Whitman, Emerson, và Schopenhauer.

Ông Cayce bày tỏ ý kiến: "Những điều đó hẳn là đúng sự thật hiển nhiên

rồi; nhưng còn đạo Cơ Đốc thì sao? Nếu tôi chấp nhận thuyết Luân Hồi thì

phải chăng điều đó có nghĩa là tôi là phủ nhận đấng Christ thì rõ. Một luật

gia trong số những người Pharisiens đã đưa ra câu hỏi đó cho đấng Christ, và

Ngài đáp rằng: Ngươi hãy kính yêu Chúa ngươi một cách hết lòng và hết cả

tâm hồn. Và ngươi hay thương yêu kẻ đồng loại của ngươi cũng như ngươi

vậy. Hai điều răn đó là tất cả giáo luật và lời dạy của các nhà Tiên Trị"

(Mathieu 22:35-40.)

Những lời dạy giản dị và sâu xa về tình bác ái đó có khác gì với lời dạy về

sự tiến hóa và thuyết Luân Hồi? Và nó có khác gì với những giáo lý của bất

cứ tôn giáo nào trên thế giới? Đức Phật đã dạy: "Ngươi đừng làm hại kẻ

khác nếu ngươi không muốn cho kẻ khác làm hại mình." Và những Thánh

Kinh của Ấn Giáo cũng dạy rằng: "Ngươi đừng làm điều gì cho người khác

mà ngươi không muốn người khác làm cho ngươi."

Ấn Giáo cũng như Phật Giáo, đều không thấy có cái sự khác biệt, dị đồng

giữa luật bác ái và luật tiến hóa tâm linh mà người ta gọi là Luân Hồi. Những

tôn giáo ấy chỉ nhấn mạnh ở luật Luân Hồi nhiều hơn mà thôi, chớ không

cho rằng hai luật ấy tương phản nhau. Nhưng ông Cayce vẫn chưa chịu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.