thuyết phục. Năm lên 10 tuổi, người ta đã cho ông đọc bộ Thánh Kinh
(Bible) và ông rất lấy làm say mệ Từ đó, ông nhất định đọc lại bộ sách ấy
mỗi năm một lần, suốt đời ông. Trong những năm ấy, ông không hề thấy một
lần nào trong sách đó có chữ Luân Hồi. Vậy thì tại sao bộ Thánh Kinh, và
điều quan trọng hơn nữa, là đấng Christ lại không hề nói đến vấn đề này?
Ông Lammers nghĩ rằng: "Có lẽ đấng Christ có nói về vấn đề Luân Hồi."
Trước hết, ta nên nhớ rằng đấng Christ đã truyền dạy cho các vị môn đồ
nhiều giáo lý mà Ngài không đem giảng dạy cho quần chúng. Và dầu cho
Ngài có dạy thuyết Luân Hồi cho một số đông người, ta đừng quên rằng trải
qua nhiều thế kỷ, phần chánh giáo của Ngài đã chịu nhiều sự biến thiên dời
đổi do những sự diễn đạt của người đương thời và do sự phiên dịch qua
nhiều thứ tiếng. Bởi vậy, có thể rằng nhiều giáo lý nguyên thủy của Ngài đã
bị thất truyền. Tuy nhiên, ở một vài đoạn trong Thánh Kinh, người ta thấy có
sự ngụ ý về vấn đề Luân Hồi. Đấng Christ có lần nói với các môn đồ rằng
Thánh Jean-Bastiste tức là Elie tái sinh (Mathieu 17:12-13). Ngài không có
dùng chữ Luân Hồi tái sinh, nhưng Ngài lại nói một cách rõ ràng không úp
mở, rằng "Elie đã trở lại... Và khi đó các môn đồ hiểu rằng Ngài nói với họ
về Thánh Jean-Bastistẹ" Trong một đoạn khác, các môn đồ hỏi Ngài về một
người mù: "Bạch Sư Phụ, ai đã gây tội lỗi? Chính người này hay là cha mẹ y
đã phạm tội, khiến cho y sinh ra đã bị mù?" Nhiều đoạn khác trong Thánh
Kinh cũng ám chỉ, hoặc hàm xúc ý nghĩa về Luân Hồi. Ta hãy đọc trong
thiên Apocalypse, Chương mười ba, câu thứ mười: "Kẻ nào cầm tù kẻ khác
sẽ bị kẻ khác cầm tù; kẻ nào sử dụng gươm đao sẽ chết vì gươm đao."
Câu ấy ám chỉ rằng có một định luật quả báo hành động từ kiếp này sang
kiếp khác. Có điều chắc chắn là phe chính thống của Cơ Đốc giáo đã lần lần
góp nhặt và tu chỉnh những phần giáo lý của đấng Christ không có nói về
vấn đề Luân Hồi; nhưng làm sao người ta có thể chắc chắn rằng sự diễn đạt
và chọn lọc của phe chính thống đối với những giáo lý nguyên thủy là hoàn
toàn vô tư và không thiên lệch? Nghiên cứu tiểu sử các vị cố đạo Gia Tô thời
cổ, người ta thấy có nhiều vị trong số đó đã nhìn nhận thuyết Luân Hồi trong
những tác phẩm của họ, và đã công khai giảng dạy thuyết ấy, như Origene,