biết thâm sâu về bài học Nhân Quả đã giúp cho họ một nguồn an ủi cùng tìm
thấy sự thăng bằng và an tịnh của tâm hồn.
Nếu người ta chấp nhận tánh cách chân thật của những cuộc soi kiếp,
người ta cũng phải nhìn nhận sự kiện này là nó đã làm đảo lộn trí óc và quan
niệm của họ về cuộc đời. Tầm quan trọng của sự việv kể trên không phải là
nó đem đến cho ta một giả thuyết mới: đó là một lý thuyết rất cổ xưa và đã
từng là một điều tín ngưỡng của nhiều dân tộc rải rác ở nhiều miền lục địa
trên quả địa cầu. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce có một tầm quan trọng
vì hai điều này:
Điều thứ nhất: đây là lần đầu tiên ở Âu Mỹ mà người ta đã có được những
bản phúc trình đúng đắn mạch lạc, rõ ràng và đáng tin cậy về những kiếp
trước của một số nhiều người.
Điều thứ hai: đây là lần đầu tiên trong lịch xử thế giới, những bản phúc
trình đó được ghi chép và sắp thành hồ sơ có ngăn nắp, trật tự, để cho mọi
người có thể tra cứu, sưu tầm. Ngoài ra, những cuộc soi kiếp của ông Cayce
đã hợp nhứt triết lý Đông Tây càng thêm phần sinh sắc.Nhờ đó, chúng ta đã
có một sự tổng hợp rất cần thiết giữa hai quan điểm triết học khác nhau của
Đông Phương và Tây Phương.
Những cuộc soi kiếp bằng Thần Nhãn của ông Cayce cũng đã tổng hợp
khoa học cà tôn giáo bằng cách chỉ cho ta thấy rằng cõi giới tinh thần được
cai quản bởi những định luật Nhân Quả một các đúng đắn cũng y như cõi
giới vật chất. Nó cho ta thấy rằng sự đau khổ của con người không phải là do
một sự rủi ro tình cờ theo quan niệm duy vật, mà là do bởi những tư tưởng
và cách hành động sai lầm trong quá khứ. Nó chỉ rằng những sự sai biệt và
bất đồng giữa thân thế, hoàn cảnh và khả năng của người đời không phải là
do ý muốn độc đoán của Thượng Đế hay là do ảnh hưởng mù quáng của sự
di truyền, mà nó chỉ là cái kết quả của những hành động và cách xử thế của
con người trong kiếp trước.
Mọi sự đắng cay, thất bại, buồn rầu đều có một ý nghĩa và mục đích giáo
hóa chúng ta về đướng xử thế; những bệnh tật tai ương xảy đến cho ta đều có