đảm.
Có người tin tưởng ở đức Mahomet, có người tin tưởng ở đức Phật, hoặc
Chúa Jesus, hay đức Krishna. Có hằng muôn người tin rằng đời người có thể
giải thích bằng một lý do duy nhất, đó là sự sống còn. Những người khác
không cần tìm biết lý do gì cả, mà chỉ tận hưởng sự vui sướng khoái lạc
trong hiện tại.
Đối với những người sinh trưởng trong nền giáo dục và tín ngưỡng đạo
Gia Tô, thì sự giải thích về đời người và những sự đau khổ của cuộc đời là
nhứ thế này: Con người có một linh hồn và linh hồn vốn bất diệt; sự đau khổ
là một thử thách đưa đến cho chúng ta, Thiên Đàng hay Địa Ngục là những
điều tưởng phạt tùy theo cách hành động và cư xử của chúng ta trên thế gian.
Những người đã từng chấp nhận sự giải thích đó không hề tự hào rằng họ có
đủ bằng chứng; đó là sự giải thích mà họ được hấp thụ của cha mẹ và của
giáo sĩ, chính những vị này cũng đã hấp thụ của những bậc phụ huynh và các
giáo sĩ của họ, và cứ như thế đi ngược thời gian cho đến khi người ta tìm
thấy uy quyền của một quyển sách gọi là bộ Thánh Kinh (Bible), và của một
người tên Jesus.
Hầu hết mọi người đều đồng ý: Bộ sách này thật là hay tuyệt diệu, và đức
Jesus, dầu rằng là một người hay là Con của Chúa Trời, vốn là một nhân vật
phi thường. Tuy nhiên, kể từ thời Phục Hưng (Renaissance) cho đến nay,
người Tây phương càng ngày càng trở nên hoài nghi đối với những tín điều
căn cứ trên uy quyền của một người: Bất cứ tín điều nào mà không thể
chứng minh được qua cái lò thí nghiệm khoa học đều phải gặp một sự hoài
nghi mỗi lúc càng tăng thêm.
Nhà thiên văn học Ptolémée nói rằng mặt Trời xoay chung quanh Trái
Đất; và đó là điều mà Hội Thánh Gia Tô đã chấp nhận và truyền dạy. Tuy
nhiên, nhà Thiên văn Copernic đã phát minh ra những khí cụ thiên văn học
để chứng minh rằng trái lại, chính Trái Đất xoay chung quanh mặt Trời. Triết
gai Aristote nói rằng nếu người ta làm rơi cùng một lượt hai vật có trọng
lượng khác nhau từ chỗ cao, vật nặng hơn sẽ rơi xuống đất trước tiên, và Hội