Cuộc thánh chiến đầu tiên khởi sự từ tháng 5 năm 1963 và kết thúc sau khi
chính phủ Ngô Đình Diệm bị cơ quan tình báo Hoa Kỳ lật đổ trong cuộc
đảo chánh ngày 1.11.1963. Cuộc thánh chiến lúc đầu nhằm chống lệnh hạn
chế việc treo cờ tôn giáo ngoài các cơ sở tôn giáo của chính phủ Ngô Đình
Diệm, được hướng dần vào mục tiêu chống chế độ Ngô Đình Diệm, một
chế độ được coi là của Thiên Chúa Giáo.
Cuộc thánh chiến thứ hai được phát động từ đầu tháng 2 năm 1964, sau khi
Tướng Nguyễn Khánh làm "chỉnh lý" loại trừ các tướng cầm đầu cuộc đảo
chánh ngày 1.11.1963. Cuộc thánh chiến nầy do một nhóm Phật Giáo cực
đoan miền Trung và một số chính khách hoạt đầu phát động, dưới chiêu bài
loại trừ các dư đảng Cần Lao, nhưng thật sự nhằm tiến tới cướp chính
quyền. Cuộc thánh chiến đó rất dữ dội và có sự chỉ đạo trực tiếp của các
đặc công cộng sản nằm vùng, nhưng không thành công vì không được các
tông phái Phật Giáo gốc miền Bắc và miền Nam hưởng ứng, và nhất là
không được cơ quan tình báo Hoa Kỳ chấp nhận như cuộc thánh chiến
1963, nên đã bị Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp
Trung Ương, và Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát
Quốc Gia, đánh bại vào cuối tháng 6 năm 1966. Cuộc thánh chiến này bi
đát và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến nỗi các "sử gia" Phật giáo ít ai
dám mô tả lại đầy đủ. Cuốn Bạch Thư của Hòa Thượng Thích Tâm Châu
công bố ngày 31.12.1993 chỉ mới tiết lộ một phần nhỏ. Tất cả đều chỉ xoay
quần chung quanh cuộc thánh chiến thứ nhất.
Cuộc thánh chiến thứ ba mang hình thức một cuộc nội chiến, khởi sự từ khi
bắt đầu tranh đấu đòi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm vào tháng 5 năm 1963.
Mục tiêu của cuộc nội chiến là tranh dành quyền đại diện duy nhất Phật
Giáo Việt Nam và tranh quyền trong nội bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Thống Nhất. Cuộc nội chiến này vẫn còn kéo dài âm ỉ và ngày nay đã lan ra
hải ngoại.
Cuộc thánh chiến thứ tư được phát động từ tháng 6 năm 1992, khi Hòa