Đài Giáo và Phật Giáo Hòa Hảo cũng là hai trở ngại cho việc cộng sản hóa
Việt Nam, nên hai tôn giáo này cũng là mục tiêu thanh toán như Thiên
Chúa Giáo.
NHẬN ĐỊNH CỦA MỘT SỐ TĂNG NI, PHẬT TỬ CỰC ĐOAN
MIỀN TRUNG
Một số tăng ni và Phật tử miền Trung gốc Bình-trị-thiên theo tông phái
Phật Giáo Ấn Quang, nhất là nhóm theo Hòa Thượng Thích Trí Quang, cho
rằng đạo Thiên Chúa mới xâm nhập vào Việt Nam khoảng bốn thế kỷ mà
đã chiếm được ưu thế về chính trị, văn hóa và xã hội, gây biến dạng văn
hóa cổ truyền Việt Nam. Vậy phải tìm mọi cách để ngăn chận lại. Trong bài
Dân Tộc và Phật Giáo cuối thế kỷ 20 đăng trên Bông Sen số 17, Lý Khôi
Việt đã diễn tả khá đầy đủ ý nghĩ đó :
"Chính trị Việt Nam suốt 100 năm này, đã dành một số phận đen tối, khắc
nghiệt nhất cho những đứa con Việt Nam ưu tú (tức Phật Giáo) và dành một
chỗ ngồi ưu đãi nhất cho những đứa con phản bội xấu xa (tức Thiên Chúa
Giáo)."
Từ những nhận định tương tự như thế, nhóm Phật Giáo cực đoan miền
Trung đã đưa ra chủ thuyết PHẬT GIÁO và DÂN TỘC để hành động. Họ
lập luận rằng Phật Giáo và dân tộc đã gắn liền với nhau. Vận mệnh của đất
nước đi liền với vận mệnh của Phật Giáo. Vậy muốn cứu vãn dân tộc, chỉ
có một con đường duy nhất là đưa Việt Nam trở lại thời đại Lý-Trần, Phật
Giáo là quốc giáo, các Hòa Thượng làm Quốc Sư. Muốn tiến tới mục tiêu
đó, trước tiên phải siêu việt hóa Phật Giáo và cổ võ việc loại trừ Thiên
Chúa Giáo, một tôn giáo bị coi là "đạo ngoại lai". Chủ thuyết này đã được
đa số các tăng sĩ của nhóm Phật Giáo cực đoan nhai đi nhai lại như con vẹt,
không cần biết chủ thuyết đó có căn cứ hay không.
CÁI THẾ LIÊN ỨNG
Nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung chống Thiên Chúa Giáo nhận thấy
họ không đủ khả năng ngăn chận Thiên Chúa Giáo vì thiếu tổ chức và