Thiên Chúa Giáo và các Hoa Kiều Lý Sự Hội. Nếu lúc đó Phật Giáo đã
có một giáo hội thì Dụ Số 10 cũng đã đề cập tới.
Tuy Dụ Số 10 có dự liệu như thế, nhưng sau 13 năm, quy chế áp dụng cho
Thiên Chúa Giáo nói trong Dụ số 10 vẫn chưa được ban hành. Vậy không
có lý do gì chính đáng để Phật Giáo suy tỵ với Thiên Chúa Giáo, vì cái
"quyền lợi" mà Phật Giáo suy tỵ chưa có trong thực tế. Đáng lẽ ra, Ủy Ban
Liên Phái Phật Giáo chỉ nên đề nghị làm một quy chế chung cho mọi tôn
giáo thay vì chỉ làm riêng cho Thiên Chúa Giáo như đã dự liệu trong Dụ Số
10 thì hợp lý hơn, vì Phật Giáo đang hình thành một giáo hội.
Quan niệm quy chế tôn giáo là một thứ "quyền lợi" cũng là một quan niệm
sai lầm. Kinh nghiệm cho thấy, sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ,
một số Giáo phái Phật Giáo đã vội thành lập Giáo Hội Việt Nam Thống
Nhất, biểu quyết một Hiến Chương vào ngày 4/1/1964, rồi ép buộc Hội
Đồng Quân Nhân Cách Mạng phải duyệt y Hiến Chương đó bằng một đạo
luật, đó là Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14.5.1964. Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất tuyên bố đã được mãn nguyện. Nhưng xét về hiệu
quả pháp lý, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có được hưởng
quyền lợi gì hơn Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam bị chi phối bởi Dụ Số 10
không? Chắc chắn là không? Trái lại, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất đã gặp rất nhiều khó khăn về pháp lý không giải quyết được do các
văn kiện đó gây ra và cuối cùng bị vỡ ra làm hai. Trong khi đó, quy chế
dành riêng cho Thiên Chúa Giáo dù chưa được ban hành nhưng Giáo Hội
Công Giáo vẫn càng ngày càng vững mạnh và thấy không cần phải đòi hỏi
một quy chế nào cả. Khi Cộng Sản chiếm miền Nam, Giáo Hội Công Giáo
không có quy chế đặc biệt như Phật Giáo vẫn tiếp tục tồn tại. Trái lại, Giáo
Hội Phật Giáo Ấn Quang, có quy chế đặc biệt, vẫn bị nhà cầm quyền Cộng
Sản Việt Nam sát nhập vào Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh.
Hiện nay, ở Việt Nam đang có một quy chế chung cho các tôn giáo, đó là
Nghị Định số 69-HDBT ngày 21/3/1991, nhưng các giáo hội không những
không hưởng được "quyền lợi" gì do quy chế đó đem lại mà còn bị khốn
khổ vì quy chế đó.
Sự tồn vong và phát triển của một tôn giáo không tùy thuộc vào quy chế do