"Việt Nam đang trở lại tình trạng bất công của thời thực dân nô lệ, đó là
tôn giáo thiên chúa giáo, một tôn giáo có bản chất độc đoán, bất khoan
dung, có truyền thống ngoại lai, vong bản, tay sai ngoại bang, có lịch sử
phản quốc đã nhiều lần bán đứng đất nước cho các thế lực xâm lăng thì lại
được chính quyền ưu đãi, vuốt ve, thỏa hiệp ..."
"Vì có tín đồ thiên chúa giáo VN thần phục mù quáng Vatican, đang làm
việc phản quốc và phá hủy văn hóa dân tộc, phá hủy Tổ Quốc, nhưng họ lại
tưởng là đang xây dựng tốt đẹp đất nước, như những tín đồ Việt Nam khờ
dại, cuồng tín của chủ nghĩa Mác, đã từng nghĩ như thế suốt 60 năm qua."
"Đế quốc thiên chúa giáo La Mã mưu đồ khống chế Việt Nam về tôn giáo,
tinh thần, văn hóa, chính trị và kinh tế. Nếu đa số người Việt Nam theo đạo
thiên chúa thì Việt Nam, được hiểu như một quốc gia có văn hóa đặc thù
độc lập, sẽ bị hủy. Họ sẽ viết lại lịch sử Việt Nam theo nhãn quan của họ
như đã từng sửa đổi ngụy tạo lịch sử giáo hội La Mã, cuộc đời của chúa
Christ và cả thánh kinh, họ sẽ tiêu hủy nền văn hóa độc sáng Việt Nam, như
đã tiêu hủy các nền văn hóa đặc thù của dân Mễ Tây Cơ và các dân tộc
khác tại Nam Mỹ..., họ sẽ áp dụng một chế độ độc tài bất khoan dung và
hết sức khắc nghiệt, tàn bạo và Việt nam sẽ chỉ là một thuộc địa của các
lãnh chúa áo đen như thời Trung Cổ man rợ như đã thấy dưới sự thống trị
của các ông cố đạo và của đảng Cần Lao. Và là một sự nô lệ càng khó gỡ
hơn cả sự nô lệ vào đế quốc Trung Hoa."(6)
Trong các bài viết, khi viết hai chữ Phật Giáo, Lý Khôi Việt và Phan Quang
Độ luôn viết bằng chữ hoa, còn ba chữ Thiên Chúa Giáo hay Đạo Thiên
Chúa được viết bằng chữ thường!
Nếu Thiên Chúa Giáo tồi tệ như thế, làm sao có số tín hữu trên thế giới
hiện nay lên đến khoảng 1.783.660.000 người, trong khi số tín đồ Phật
Giáo chỉ có 309.127.000 ? Nhưng chúng ta không nên mất thì giờ để tranh
luận về những điểm mà nhóm Bông Sen đã nêu ra ở trên, vì nói theo kiểu
của Luật Sư Phạm Nam Sách khi phê phán các luận điệu của một lý thuyết
gia cộng sản, những lập luận đó "rặt toàn lời lẽ tuyên truyền, nói lấy được,
nói vô tội vạ, ta gọi là khẩu thuyết vô bằng, còn Tây gọi là "parler pour ne
rien dire".