dám mô tả lại đầy đủ. Tất cả chỉ lẩn quẩn xung quanh cuộc thánh chiến thứ
nhất. Sau đây là một số diễn biến của cuộc thánh chiến bi thảm này. Riêng
phần thánh chiến để đòi một "quy chế đặc biệt" cho Phật Giáo, chúng tôi sẽ
đề cập trong phần nói về cuộc nội chiến.
MỘT BIẾN CỐ BẤT NGỜ
Khi tiếng reo mừng chiến thắng của Phật Giáo về biến cố ngày 1.11.1963
chưa dứt thì bỗng nhiên một biến cố mới đã xẩy ra. Tướng Nguyễn Chánh
Thi, lúc đó là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I, đã kể lại rằng, sau một thời gian
sắp đặt kỹ lưỡng, ngày 29.1.1964 ông cùng với Tướng Nguyễn Khánh, Tư
Lệnh Quân Đoàn I và Bộ Tham Mưu Quân Đoàn I vào Saigòn hợp với
Thiếu Tướng Dương Văn Đức làm cuộc "chỉnh lý" lật đổ nhóm tướng lãnh
đã làm cuộc đảo chính ngày 1.11.1963. Cuộc "chỉnh lý" thành công một
cách quá dễ dàng, không tốn một viên đạn nào. Tướng Thi nhận định rằng
phải có sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Tướng Khánh mới dám hành động như vậy.
Ông cho biết chính Lucien Conein đã bay ra Huế gặp Tướng Nguyễn
Khánh trước lễ Giáng Sinh năm 1963.
Tướng Nguyễn Khánh đã lên đài phát thanh tuyên bố lý do của cuộc "chỉnh
lý" như sau:
"Từ ba tháng nay, tình hình suy sụp về mọi mặt, chính quyền tỏ ra bất lực
và phản cách mạng, một số người chạy theo thực dân và Cộng Sản, nên
một lần nữa Quân Đội lại phải can thiệp".
Các nhà bình luận nhận xét rằng Hoa Kỳ đã để cho Tướng Nguyễn Khánh
làm cuộc đảo chánh thứ hai này vì các lý do sau đây:
Lý do thứ nhất là các tướng làm cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 chỉ có khả
năng loại trừ chế độ Ngô Đình Diệm chứ không có khả năng cầm quyền.
Lý do thứ hai, Hoa Kỳ lo sợ nhóm Phật Giáo miền Trung là một nhóm có
lập trường chính trị không rõ ràng, có nhiều tham vọng và bị Cộng Sản
lũng đoạn, có thể dựa vào các tướng lãnh thân họ để gây rối loạn và đưa
miền Nam vào một hướng đi khác. Vậy cần phải loại bỏ các tướng làm
cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 và giao quyền hành lại cho một nhóm khác