cầu Đại Sứ Lodge chuyển mối quan tâm đó đến Tướng Khánh và hỏi ý kiến
Tướng Khánh về một kế hoạch chung để chấm dứt ý tưởng trung lập hóa
này tại Saigon cũng như ở Washington và Paris.
Quan điểm nêu trên của ông Cabot Lodge rất quan trọng, nó cho thấy quan
niệm của Hoa Kỳ về một chính quyền cần có tại miền Nam Việt Nam.
Chính quyền đó không có nơi tay các tướng lãnh làm cuộc đảo chánh ngày
1.11.1963 nên Hoa Kỳ đã đi tìm nơi một số tướng lãnh khác. Tướng Khánh
là người được chọn trước tiên.
Trước biến cố bất ngờ ngày 30.1.1964 do Tướng Khánh tạo nên, các nhà
lãnh tụ Phật Giáo đã đi từ ngơ ngác đến lo âu, không biết phải phản ứng
như thế nào. Nhưng khi thấy thái độ hòa hoãn và mị dân của Tướng Khánh,
họ lại tiếp tục lấn lên.
TIỄN ĐƯA MỘT "ÂN NHÂN"
Khi biến cố chỉnh lý" ngày 30.1.1964 chưa hết gây bàng hoàng trong hàng
ngũ nhóm Phật Giáo đấu tranh thì họ lại phải tiễn đưa một người "ân nhân"
của Phật Giáo ra đi. Không biết đây là điềm lành hay điềm không lành.
Ngày 23.6.1964 Đại Sứ Cabot Lodge tuyên bố từ chức. Ngày 28.6.1964,
ông mặc áo gấm màu xanh có hình chữ Thọ và chít khăn xếp theo y phục
cổ truyền Việt Nam, rời phi trường Tân Sơn Nhứt. Ra tiễn Đại Sứ, có cả
hàng ngàn tăng ni và Phật tử cầm cờ Việt, Mỹ vừa vẫy vừa hoan hô náo
nhiệt. Các tăng ni và Phật tử hôm đó không thể biết được rằng người mà họ
đang hoan hô nồng nhiệt, sau này sẽ trở lại chỉ huy chôn vùi phong trào đấu
tranh của Phật Giáo. Trước khi lên máy bay, Đại Sứ Cabot Lodge đã nói
với các ký giả: "Khi từ giã Việt Nam, tôi chỉ ân hận có một điều là không
cứu sống được ông Diệm". Không ai tin được câu nói đó của một nhà ngoại
giao đầy thủ đoạn như ông. Tướng Dương Văn Minh đã kể lại rằng trước
khi làm đảo chánh để lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm, Đại Sứ Cabot
Lodge đã nói với ông: "Nếu để ông Diệm lưu vong thì bất cứ một Đại Tá
nào cũng có thể đảo hành để đưa ông Diệm về". Tuy nhiên, lời tuyên bố
của Đại sứ Lodge trước khi rời Việt Nam đã làm nhóm Phật Giáo đấu tranh