Tướng Khánh sẽ ra lệnh cho tòa án tuyên án tử hình Đặng Sĩ và đem xử
bắn như Phan Quang Đông. Chúng tôi liền cho phổ biến rộng rãi Bản Cáo
Trạng trên báo chí với dụng ý cho mọi người thấy Thiếu Tá Đặng Sĩ không
có trách nhiệm trong vụ gây ra những sự chết chóc trong đêm 8.5.1963.
Hầu hết các báo đã đăng nguyên văn hay một phần bản cáo trạng, chỉ trừ
các báo Phật Giáo là viết theo luận điệu của Thượng Tọa Thích Trí Quang
và yêu cầu tòa tuyên một bản án "thích đáng".
Trước sự lộng hành của Thượng Tọa Thích Trí Quang và nhóm Phật Giáo
cực đoan miền Trung cũng như sự nhượng bộ một cách phi lý của Tướng
Nguyễn Khánh, Khối Công Dân Công Giáo đã được thành lập để đối phó.
Ngày 7.6.1964 Khối Công Dân Công Giáo đã tổ chức một cuộc biểu tình
lớn, có khoảng 100.000 người tham dự tại công trường Lam Sơn trước trụ
sở Ouốc Hội ở Saigon. Đoàn biểu tình đứng kéo dài đến chợ Bến Thành.
Trong cuộc biểu tình người ta thấy có các biểu ngữ : "Lột mặt nạ bọn lợi
dụng Cách Mạng để đàn áp Công Giáo", "Mỵ dân là phản bội Dân Chủ",
"ủng hộ cuộc đấu tranh của Công Giáo miền Trung"... Thỉnh thoảng có một
vài biểu ngữ "Cabot Lodge cút đi" được đưa lên. Chính nhờ cuộc biểu tình
này Đặng Sĩ mới được cứu thoát.
Vụ Nguyễn Văn Y
Cũng trong ngày 8.6.1964, sau khi tuyên án Đặng Sĩ, tòa xử vụ Đại Tá
Nguyễn Văn Y, Đặc ủy Trung ương Tình Báo kiêm Tổng Giám Đốc Cảnh
Sát Quốc Gia và 13 người khác liên quan đến sự mất tích của một số nhân
vật đối lập dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Tuy không tìm ra được bằng
chứng buộc tội, ngày 18.6.1964, tòa đã tuyên án 4 người khổ sai chung thân
và tha bổng 9 người.
Vụ Dương Văn Hiếu
Ngày 23.6.1964, Tòa án Cách Mạng tại Saigòn lại xét xử vụ Dương Văn
Hiếu, Tư Lệnh Cảnh Sát Đặc Biệt và các cộng sự viên là Nguyễn Thiện
Dzai, Nguyễn Tư Thái và Phan Khanh.
Ông Ngô Văn Hiếu là người phụ trách công tác phản gián để tìm bắt các
cán bộ Cộng Sản nằm vùng tại miền Nam Việt Nam. Năm 1958, nhân một
cuộc hành quân tại Quảng Ngãi, Trung Đoàn 4 của Sư Đoàn I đã phát hiện