Chúng ta chưa tìm thấy được một bản văn nào trình bày đầy đủ về chủ
thuyết Phật Giáo và dân tộc. Chúng ta chỉ tìm thấy ý niệm đó trong những
lời phát biểu của một số tăng sĩ và Phật tử trong Giáo Hội Phật Giáo Ấn
Quang.
Đến dự tang lễ của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu tại chùa Linh Mụ ngày
3.5.1992, Hòa Thượng Thích Huyền Quang đã phát biểu : "Pháp lý của
Giáo Hội Phật Giáo là Chính Pháp của 2.000 năm lịch sử đạo lý và văn
hiến trên đường mở nước và dựng nước. Cơ sở của Giáo Hội Phật Giáo là
nông thôn, thành thị, núi rừng, là hải đảo dưới ánh hào quang của Trí Tuệ
và Từ Bi. Địa vị của Phật Giáo là 80% dân chúng, già, trẻ, lớn, bé.
Thương Tọa Thích Quảng (Độ?), trong một bài phỏng vấn dành cho tạp chí
Bông Sen đăng trên số 17, đã tuyên bố :
"Bất cứ nhà cầm quyền nào trước hay sau 75 hay sau 95, hay là sau năm
hai ngàn đi nữa, GHPGVN vì tự thấy mình là hiện thân của dân tộc, vì tự
thấy mình là dân tộc cho nên có bổn phận phải nói tiếng nói của dân tộc. "
Phan Quang Độ viết trong bài Phật Giáo và Chính Quyền đăng trong Bông
Sen số 17 :
"Truyền thống quật cường bất khuất của dân tộc và truyền thống hy sinh
đồng lao cộng khổ với dân tộc của Phật Giáo qua suốt bao thăng trầm,
thịnh suy, vinh nhục suốt 20 thế kỷ đã biên Phật Giáo bất khả phân ly với
dân tộc. Và vì vậy, khi dân tộc còn đau khổ, Phật Giáo còn hy sinh, khi dân
tộc được vinh quang, Phật Giáo sẽ rạng rỡ. Điều này đã chứng minh trong
2.000 năm qua, đã thấy rõ trong hiện tại và sẽ hiển sinh trong tương lai sắp
đến."
CĂN BẢN CHỦ THUYẾT PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC
Qua các lời phát biểu nói trên, chúng ta nhận thấy nhóm Phật Giáo miền
Trung đã căn cứ vào hai yếu tố sau đây để xác định Phật Giáo là dân tộc :
Tín ngưỡng của người Việt Nam và sự đóng góp của Phật Giáo cho đất
nước. Chúng ta sẽ khảo sát qua hai yếu tố này.
TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM: MÊ TÍN DỊ ĐOAN VÀ TÔN
GIÁO HÒA ĐỒNG