NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 30

1.- Mê tín dị đoan và đạo thờ thần trong tín ngưỡng của người Trung Hoa
và người Việt Nam
Trình Văn Thanh đã viết về bối cảnh tín ngưỡng của người Trung Hoa và
người Việt Nam như sau :

"Trước kỷ nguyên Tây lịch, Trung Hoa cũng như hầu hết các dân tộc khác
đều sùng bái thiên nhiên. Họ quan niệm rằng mỗi bộ phận của thiên nhiên
đều có linh hồn, linh hồn đó không biết được lẽ sống của loài người nên
trước cuộc sống quá chật vật, gian nan, họ tôn thờ cúng bái và đặt những
linh hồn thiêng liêng đó là thần linh như Thần Thái Dương, Thần Mặt
Trăng, Thần Gió, Thần Lửa, Thần Sấm, Thần Chớp, Thần Núi, Thần Sông,
...

"Vị có quyền uy tối linh tối thượng, có quyền tạo sinh tạo sát cho vạn vật
muôn loài là ông Thiên. Nếu ở Thiên Đình gọi là Ngọc Hoàng, ở hạ giới
gọi là Hoàng Đế. Người ở chức vị Thượng Đế rất to lớn và công minh.
Trong Kinh Thư có nói : "Duy Hoàng Thượng Đế giáng trung vu hạ dân :
Thượng đế rất lớn ban sự công bình không thiên lệch cho nhân dân"
Vị Thiên này rất trừu tượng nhưng là não tủy cai quản các thần, cai quản
cả luật pháp của người và vật : "Thiên sinh chúng dân hữu vật hữu tắc dân
chi bỉnh ghi, hiếu thị ý đức : Trời sinh ra dân chúng, hễ có vật là có phép
tắc, dân giữ cái tính thường còn; yêu báu cái đức tốt đẹp. "

"Ngoài sự tôn sùng, thờ cúng thần linh trên, người Trung Hoa còn thờ
phụng ông bà tổ tiên và các anh hồn của những anh hùng vị quốc vong
thân một cách trang trọng nữa."

"Đó cũng là những nét cố hữu tín ngưỡng dân tộc Việt Nam."(8)

Người Trung Hoa cũng như người Việt Nam đều có một tin tưởng vững
chắc : Các biến cố trong vũ trụ, trên con người, trên súc vật và trên các sự
vật hay sự việc đều do tác động của thần linh. Thần linh ngự trị khắp nơi :
ngoài đường, dưới sông, trong hang, trên núi đá, nơi cây đa cổ thụ ... Thần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.