Khấn vái là một cách xin thần thánh hộ phù với lới cam kết sẽ thực hiện
một điều gì để đáp lại. Bói toán được phổ cập trong nhân gian. Đây là một
hình thức vấn sự, xin thần linh cho biết những chuyện đã, đang và sẽ xẩy
ra. Bói trúng hay không là tùy thần có ứng hay không ứng, linh hay không
linh.
Ngoài việc thờ thần, người Trung Hoa và Việt Nam còn nhiều mê tín dị
đoan khác, như tục đi thề, kiêng kị (kiêng đầu năm, kiêng đầu tháng, có
chửa kiêng cắt tiết gà...) chiêm đoán (xem chân giò, xem đầu gà, cầu
mộng), chiêm nghiệm (xem thiên thời, điềm lạ, sự di chuyển của sao v.v.),
phương thuật (trừ tà, trừ ác điểu, chữa bệnh, v.v.), độn số v.v
Thờ thần và những sự tin tưởng nhảm nhí nói trên là một hiện tượng phổ
biến trong dân chúng từ lâu đời và hoàn toàn trái với giáo lý của Phật Giáo,
nên không thể coi những người thờ thần linh và tin nhảm nhí là Phật tử
đúng nghĩa.
2.- Vài nét về Nho Giáo
Nho Giáo do Khổng Tử lập ra. Khổng Tử húy là Khâu, tên chữ là Trọng Ni,
sinh ở nước Lỗ năm 551 trước Tây Lịch, qua đời năm 479 trước Tây Lịch,
thọ 72 tuổi.
Nho Giáo là đạo xử thế. Khổng Tử định rõ ba điều chính yếu sau đây :
- Những biến hóa của vũ trụ liên quan đến con người.
- Những diềng mối luân thường đạo lý của xã hội.
- Các nghi lễ trong việc tế tự : tế Trời, tế Đất và tế Quỷ Thần.
Đạo Nho là đạo làm người, tập cho loài người sống ra con người. Khổng
Tử lấy Hiếu, Đễ, Trung, Thứ làm tôn chỉ và lấy sửa mình làm cốt cán.
Khổng Tử không dạy những điều u ẩn huyền diệu khác với đạo thường mà
lấy những điều hợp với bản tính loài người để dạy con người. Có người hỏi
về sự sống chết, Khổng Tử trả lời : "Vị tri sinh, yên tri tử?", nghĩa là chưa
biết được việc sống, làm sao biết được việc chết? Nói đến Quỷ thần, Khổng
Tử bảo : "Quỷ thần kính nhi viễn chi ". Quỷ thần thì nên kính mà không