NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 320

quy chế tôn giáo chưa được ban hành, nên khi có những khó khăn trong lúc
áp dụng hay có tranh chấp, không biết sẽ căn cứ vào luật lệ nào để giải
quyết.
- Hiến Chương vốn là một bản văn ấn định các vấn đề nội bộ của một tổ
chức, nên việc duyệt y Hiến Chương bằng một đạo luật sẽ gây khó khăn
cho việc sửa đổi Hiến Chương sau này, nhất là khi đã có Quốc Hội, mọi
đạo luật đều phải được lưỡng viện Quốc Hội thông qua. Đó là chưa nói đến
việc chính quyền lợi dụng những thế kẹt của Giáo Hội để lũng đoạn.
Vì "thắng lợi hết sức vẻ vang" này, chỉ một thời gian sau đó Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất đã phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề.
Hiến Chương áp dụng được hơn một năm thì Viện Hóa Đạo đã phải tu
chính lại. Việc tu chính này hoàn tất vào ngày 14.5.1965 và lại phải đệ trình
lên Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia xin chuẩn y lần thứ hai. Hơn bảy tháng
sau,Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia đã ban hành Sắc Luật số 005/66 ngày
26.2.1966 chuẩn y Hiến Chương mới. Đến lần tu chính Hiến Chương tiếp
theo thì xẩy ra những sự bất đồng trong Giáo Hội, phe Thượng Tọa Tâm
Châu nắm được ưu thế về pháp lý nên phe Thượng Tọa Trí Quang đành
hoạt động ngoài vòng luật pháp. Đây là vấn đề sẽ được đề cập trong đoạn
sau.

3. Gạt bỏ âm mưu chiếm đoạt tài sản

của các làng xã và các tông phái khác.
Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất chỉ là một hiệp hội tư nhân, quy tụ được 11
tông phái, thế mà điều 27 Hiến Chương của Giáo Hội lại quy định như sau :
"Các quốc tự, các ngôi chùa làng, các ngôi tổ đình, các ngôi chùa xây
dựng bởi :

a) Các vị Tăng sĩ

b) Các hội đoàn Phật Giáo cũ

được coi là Tự viện của GHVNTN và GHVNTN có nhiệm vụ giám hộ và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.