NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 321

bảo vệ với sự nhìn nhận quyền tư hữu của các Tự viện đó."
Quốc tự, chùa làng và các ngôi tổ đình thường là tài sản của quốc gia hay
của làng xã. Các ngôi tổ đình được dùng thờ Thành Hoàng, không phải để
thờ Phật. Các chùa do tăng sĩ hay các hội đoàn Phật Giáo xây cất là tài sản
riêng cá nhân hay tổ chức đó. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
không có bất cứ một thứ quyền gì trên các tài sản đó, tại sao Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất dám "coi là tự viện của GHVNTN và GHVNTN
có nhiệm vụ giám hộ và bảo vệ
" được? Giáo Hội chỉ có thể quy gồm các tài
sản chung của 11 tông phái ký tên gia nhập vào Giáo Hội để "quản lý và
bảo vệ
", chứ không có quyền đụng đến tài sản riêng của từng đơn vị trong
11 tông phái đã ký tên, đừng nói đụng đến tài sản của các tổ chức đứng
ngoài Giáo Hội.
Rõ ràng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã coi Hiến Chương
của Giáo Hội có giá trị pháp lý như một đạo luật của chính quyền. Quy
định trên không khác gì quy định trong Sắc Lệnh ngày 14.6.1955 của nhà
cầm quyền Hà Nội ban hành quy chế tôn giáo tại miền Bắc. Sắc Lệnh này
đã đặt tất cả tài sản của các tôn giáo dưới quyền quản lý của nhà nước.
Cộng Sản chưa chiếm được miền Nam mà các nhà soạn thảo Hiến Chương
ngày 4.1.1963 đã tỏ ra thành thạo phương châm "nhà nước quản lý, nhân
dân làm chủ
" của chế độ cộng sản và đem phương châm đó vào ngay trong
Hiến Chương của Giáo Hội : Giáo Hội "nhìn nhận quyền tư hữu" nhưng
dành quyền "quản lý và bảo vệ" !
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã tiến lên "xã hội chủ nghĩa"
trước khi cướp được chính quyền. Nếu có được chính quyền, có lẽ Giáo
Hội sẽ ban hành luật tước đoạt quyền tư hữu luôn !
Các chuyên viên của Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp đã phát hiện ra âm mưu
chiếm dụng tài sản của kẻ khác này nên đã ngăn chặn bằng điều 4 của Sắc
Luật. Điều này chỉ cho phép Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất "giám hộ và
bảo vệ
" về phương diện giáo lý và thờ phụng mà thôi. Nhưng ngay cả sự
cho phép đó cũng đã xâm phạm vào vấn đề nội bộ của các tông phái Phật
Giáo. Đạo Phật có đến 84.000 Pháp môn, ai muốn theo Pháp môn nào tùy
ý. Mỗi tông phái có một lối tu riêng và có những truyền thống riêng, nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.