Dương Văn Thinh và Phạm Văn Tài đứng tên xin phép và đặt trụ sở ở số
10 đường Nguyễn Duy, Gia Định.
Kế đến, Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã được liên phái Phật Giáo
sau đây quyết định thành lập :
- Phật Bửu Tự : Hòa Thượng Thích Minh Trực.
- Bửu Lâm Tự : Hòa Thượng Thích Thiện Trường.
- Bình Hoà Tự : Hòa Thượng Thích Hoàng Đức.
- Long Quang Tự : Hòa Thượng Thích Đạt Thanh.
- Chơn Đức Tự : Hòa Thượng Thích Từ Quang.
- Giác Lâm Tự Hòa Thượng Thích Thiện Thuận.
Trụ sở của Giáo Hội đặt tại số 80-A đường Cao Thắng, Saigon.
Giáo Hội đã soạn một Hiến Chương và trình lên Thượng Hội Đồng Quốc
Gia xin duyệt y bằng một đạo luật như Hiến Chương của Giáo Hội Việt
Nam Thống Nhất. Ngày 8.2.1964, Thượng Hội Đồng Quốc Gia ban hành
Luật số 001/64 thừa nhận Hiến Chương của Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam. Theo Hiến Chương này, Tổng Giáo Hội có ba Viện: Viện Chưởng
Giáo, Viện Hoằng Pháp và Viện Hộ Đạo.
Sự xuất hiện của Tổng Giáo Hội Việt Nam đã gây ra những sự chống đối
mạnh mẽ của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất. Đạo luật duyệt y Hiến
Chương của Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam mới được ban hành thì
nhóm Phật Giáo miền Trung trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất đã lên tiếng tố cáo đây là một âm mưu chia rẽ Phật Giáo của chính
phủ Trần Văn Hương và Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam bị coi là tay
sai của chính quyền. Ngày 21.12.1964, Hòa Thượng Thích Từ Quang, Viện
Trưởng Viện Hoằng Pháp của Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, đã bị
bốn thanh niên tới hành hung ngay tại Chơn Đức Tu Viện ở Gia Định. Cơ
quan an ninh đã được yêu cầu đến bảo vệ các chức sắc của Tổng Giáo Hội.
Sau đó, có thêm nhiều Giáo Hội và tổ chức Phật Giáo khác ra đời như Giáo
Hội Tăng Già Khất Sĩ (1966), Giáo Hội Đạo Tràng Thiền Học (1968), Phật
Hội Pháp Hoa Việt Nam(1965), Phật Hội Lục Phương Tông (1965), Hội
Phật Giáo Phụng Sự Xã Hội (1967), Việt Hàn Phật Giáo Tương Trợ Hội
(1967), v.v. Tính đến ngày 30.4.1975 đã có 16 giáo hội và 29 hiệp hội của