chức Phật Giáo, đã làm nhiều tông phái Phật Giáo khác quyết định không
gia nhập Giáo Hội.
Trong đoạn trích dẫn nói trên, Hòa Thượng Thích Tâm Châu có cho biết
Hòa Thượng Thích Giới Nghiêm, Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Tăng
Già Nguyên Thủy "mạt sát thậm tệ và quyết định không gia nhập" Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, nhưng thật sự Giáo Hội này đã gia
nhập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngay từ đầu và Hoà
Thượng Thích Giới Nghiêm đã đứng về phe Thượng Tọa Thích Trí Quang.
Nhưng về sau thấy nhóm Thượng Tọa Thích Trí Quang lộng hành quá,
ngày 1.1.1967, Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Nguyên Thủy đã chính thức
tuyên bố rút ra khỏi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Trong cuộc
họp báo được tổ chức vào ngày 2.1.1967, Thượng Tọa Thích Tối Thắng,
Phó Tăng Thống của Giáo Hội công bố quyết định nói trên và cho biết
trong thời gian gia nhập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo
Hội Tăng Già Nguyên Thủy chẳng những không được hưởng quyền lợi gì
mà còn bị lợi dụng triệt để. Các tăng sĩ của Giáo Hội đã bị huy động tối đa
vào các cuộc tranh đấu cho những mục tiêu không rõ rệt. Trong các cuộc
biểu tình, các tăng sĩ của Giáo Hội thường bị ép buộc phải đi đầu... Vì vậy,
Giáo Hội đã quyết định rút lui để trở về lo Phật sự.
CHỐNG ĐỐI SỰ HIỆN DIỆN HAY XUẤT HIỆN CỦA CÁC GIÁO HỘI
PHẬT GIÁO KHÁC.
Với chủ đích quy các tông phái Phật Giáo về một mối để thâu tóm quyền
hành, một số thành phần Phật Giáo miền Trung trong Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất không muốn có sự hiện diện hay xuất hiện của một
Giáo Hội Phật Giáo nào khác. Để ngăn chặn sự hình thành của các giáo hội
Phật Giáo khác, nhóm Phật Giáo miền Trung nói trên không từ chối xử
dụng bất cứ phương tiện gì, kể cả bạo lực.
1.- Những sự đối đầu dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà
Đến năm 1963, khi Phật Giáo mở cuộc đấu tranh chống chế độ Ngô Đình
Diệm, thì tại Việt Nam Phật Giáo đã có 35 tông phái và hiệp hội hoạt động
hợp pháp, tức có giấy phép của chính quyền. Các tông phái hoạt động
không cần giấy phép rất nhiều. Vì vậy, chính phủ có thể thuyết phục được