tiêu biểu kiến, những mục tiêu giả định, hay nói đúng hơn, chỉ là những
chiêu bài.
Nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung cho rằng từ thời Pháp thuộc đến thời
Ngô Đình Diệm, Phật Giáo đã bị ngược đãi, bị đối xử bất bình đẳng.
Nhưng các tài liệu chúng tôi đã dẫn chứng cho thấy dưới thời Pháp thuộc,
Phật Giáo chẳng những không bị ngược đãi mà còn được nhà cầm quyền
Pháp giúp cho phát triển mạnh. Thời kỳ đó đã được các sử gia Phật Giáo
mệnh danh là "thời kỳ phục hưng Phật giáo". Toàn Quyền Pháp đã cho các
viên chức thuộc địa cao cấp đứng ra thành lập và điều hành các hội Phật
học. Triều đình Huế đã nâng đỡ Phật Giáo một cách đặc biệt. Phật giáo đã
phát triển nhanh chóng đến mức cả nhà Nho lẫn Đảng Cộng Sản Đông
Dương phải lên tiếng cảnh giác việc thực dân Pháp dùng Phật Giáo để ru
ngủ các sĩ phu và ngăn cản phong trào chống Pháp.
Các "sử gia Phật Giáo" đã cố gắng đưa nhiều bằng chứng và lập luận
chứng minh dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm, Phật tử đã bị bắt buộc
phải theo đạo Công Giáo và Phật Giáo đã bị đối xử bất bình đẳng, bị ngược
đãi và bị đàn áp. Trong cuốn "Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử", Thượng
Tọa Thích Tuệ Giác có kể lại một số trường hợp Phật tử bị bắt buộc bỏ đạo
Phật để theo đạo Thiên Chúa như sau:
- Ngày 20.11.1961, ở xã Sơn Mỹ, Quận Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, hai
ông Lưu Truyền và Lưu Đạt là người Thiên Chúa Giáo, đại diện chính
quyền bắt các Phật tử Ngô Ngạt, Ngô Phong, Đỗ Hoài, Nguyễn Đài, Võ
Trung, Nguyễn Văn Đường và Nguyễn Ký phải làm phép rửa tội, nếu
không sẽ bị bắt đi cải huấn ít nhất ba tháng.
- Ngày 12.12.1961, Hội Đồng Xã Sơn Trung ở Quảng Ngãi tổ chức lớp học
về thuyết Duy Linh trong 4 ngày, sau đó buộc các học viên phải ký giấy bỏ
đạo Phật theo đạo Thiên Chúa.
- Ông Võ Oanh và vợ là Lê Thị Bân ở xã Hòa Vinh, Phú Yên, bị bắt ra
Quận giam ngày 24.1.1962 và buộc phải theo Thiên Chúa Giáo mới được
tha. v.v.
Một số sách khác viết về các cuộc đấu tranh của Phật Giáo xuất bản sau
cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 như cuốn Phật Giáo Tranh Đấu của Quốc