giáo để làm động lực đấu tranh và (?) không phải là một phương thức giải
thoát.
Trong cuốn Bạch Thư công bố ngày 31.12.1993, Hòa Thượng Thích Tâm
Châu đã nhận xét về cuộc đấu tranh của Hòa Thượng Thích Huyền Quang,
Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang như sau:
"Cuộc đấu tranh hiện nay tại Việt Nam do Hòa Thượng Huyền Quang lãnh
đạo thực vô cùng khó khăn. Khó khăn bởi bao mưu cơ, sảo thuật của Cộng
Sản bao vây. Khó khăn ngay trong nội bộ Giáo Hội Thống Nhất Ấn Quang
cũ, nằm trong Giáo Hội Nhà Nước, ngăn trở. Khó khăn bởi Hiến Chương
"tập quyền, kỳ thị" thiếu thiện cảm với các Giáo Phái Phật Giáo khác. Và,
có thể có khó khăn với các tôn giáo khác, qua nhận xét sâu xa".
Các sự kiện và nhận định vừa trình bày trên cho thấy đến nay Giáo Hội Ấn
Quang vẫn chưa có một hướng đi rõ rệt, trái lại các hành động thiếu kiểm
soát của một số thành viên trong Giáo Hội càng ngày càng tạo thêm nhiều
phản ứng bất lợi cho Giáo Hội.
TỔNG KẾT VỀ BỐN CUỘC THÁNH CHIẾN
Sau khi trình bày diễn tiến của bốn cuộc thánh chiến do nhóm Phật Giáo
cực đoan miền Trung phát động và những bí ẩn đằng sau các cuộc thánh
chiến đó, chúng ta nhận thấy những điểm sau đây :
Mục tiêu và phương thức đấu tranh
Nhóm Phật Giáo cực đoan miền Trung luôn nói rằng họ chỉ tranh đấu cho
quyền tự do và bình đẳng về tôn giáo chứ không nhắm các mục tiêu chính
trị. Nhưng nhìn qua các cuộc thánh chiến do nhóm này phát động từ năm
1963 đến nay, chúng ta thấy mục tiêu mà nhóm đưa ra đã thay đổi mỗi khi
chuyển từ giai đoạn đoạn này qua giai đoạn khác. Dưới thời chính phủ Ngô
Đình Diệm, mục tiêu được dựng lên là chống đàn áp Phật Giáo, đòi tự do
và bình đẳng tôn giáo. Khi chính phủ Ngô Đình Diệm vừa sụp đổ, mục tiêu
quay sang diệt "dư đảng Cần Lao". Tiếp theo là đòi tự do dân chủ, rồi đến
đòi bảo vệ Hiến Chương Phật Giáo. Sau khi Cộng Sản chiếm được miền
Nam, mục tiêu lúc đầu là đòi được "cải tạo theo chủ nghĩa cộng sản", để
thống lãnh Phật Giáo toàn quốc, sau đó biến qua đòi quyền tự do tôn giáo.
Các cuộc khảo sát cho thấy những mục tiêu được nêu trên chỉ là những mục