NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 388

trong khối Phật Giáo Việt Nam, đang tìm cách đứng ra ngoài chính quyền.
Như vậy, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang không có một thế đứng như Giáo
Hội Thiên Chúa Giáo khi thương lượng với nhà cầm quyền. Cái thất lợi thứ
hai là nhà cầm quyền đã nắm được trong tay đa số tăng sĩ và cơ sở của Phật
Giáo Việt Nam. Tại Thừa Thiên, căn cứ địa phát xuất những cuộc tranh đấu
khốc liệt và đẫm máu của Giáo Hội Ấn Quang, các tăng sĩ cũng phải chờ
Hội Đồng Trị Sự Trung ương của Giáo Hội quốc doanh tấn phong Thượng
Tọa hay Hòa Thượng. Trong tình trạng như vậy, chúng ta không ngạc nhiên
khi thấy "Đơn xin cứu xét nhiều việc" của Hòa Thượng Huyền Quang chỉ
khiếu nại để xin nhà cầm quyền giải quyết chứ không đặt vấn đề thương
thuyết để tìm một giải pháp thích hợp cho cả hai bên.
Nhưng khó khăn chính mà Giáo Hội Ấn Quang phải đương đầu không phải
là chính quyền mà là thành phần các cấp lãnh đạo của Giáo Hội. Sau khi
Việt Cộng chiếm miền Nam, Giáo Hội Công Giáo miền Nam không phải đi
thương lượng với Giáo Hội Công Giáo miền Bắc để thống nhất. Giáo phẩm
của hai miền gặp nhau tay bắt mặt mừng, coi nhau như anh em một nhà,
giúp đỡ nhau cả tinh thần lẫn vật chất và hợp nhau thành một Giáo Hội duy
nhất, có một Hội Đồng Giám Mục duy nhất, hướng dẫn Giáo Hội trên toàn
quốc. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã dùng mọi cách để quấy phá
không cho Giáo Hội hai miền thống nhất nhưng không ngăn cản được và
cuối cùng đành phải chấp nhận thực trạng Việt Nam có một Giáo Hội Công
Giáo duy nhất. Những thành phần đi theo quốc doanh chỉ là một thiểu số,
không có chức vụ gì quan trọng trong Giáo Hội. Điều này cho thấy, sức
mạnh của tôn giáo không nằm ở tỷ lệ đại diện 5%, 10%, 100% hay 1.000%
dân chúng mà nằm ở cơ cấu tổ chức và đức tin của người tín hữu. Khi mà
đa số các nhà lãnh đạo từ trung ương tới địa phương chấp nhận sống dưới
sự điều hành của một Giáo Hội quốc doanh thì sự lũng đoạn không thể
tránh khỏi được. Trong "Đơn xin cứu xét nhiều việc", Hòa Thượng Huyền
Quang đã nhìn nhận:
"Chúng tôi nhận thấy thành phần lãnh đạo Giáo Hội Nhà Nước, hầu hết là
các vị Giáo Phẩm cao cấp của Giáo Hội Thống Nhất (tức Giáo Hội Ấn
Quang). Vì nhiều lý do: đa phần là nhu nhược, bị ép buộc ra tham gia, đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.