NHỮNG BÍ ẨN ĐẰNG SAU CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN TẠI VIỆT NAM - Trang 386

có các Giáo phẩm cao cấp thuộc thành phần lãnh đạo Giáo Hội như các
Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thủ, Thích Trí Tịnh, Thích Trí
Quảng, Thích Quảng Liên, Thích Minh Châu..., sự giúp đỡ của nhà cầm
quyền cho các sư quốc doanh tái lập các cơ sở Phật Giáo và làm Phật sự dễ
dàng để tăng uy tín cho các sư này, tình trạng Phật tử vẫn đi lễ Phật đông
đảo ở các chùa do Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh quản lý, học tăng vẫn
được đào tạo trong các trường Phật Giáo cơ sở hay cao cấp do các sư quốc
doanh tổ chức và giảng dạy v.v. Tất cả những sự kiện đó đã đặt nhóm tăng
sĩ chống đối nhà cầm quyền vào tình trạng lúng túng. Gom được đa số tăng
sĩ của khối Phật Giáo Ấn Quang vào Giáo Hội Phật giáo quốc doanh và dẫn
Phật tử đi theo các sinh hoạt của Giáo Hội này, Việt Cộng đã làm cho cái
thế phản kháng của các thành phần còn lại yếu hẳn đi!
Đối với các tăng sĩ muốn lãnh đạo Giáo Hội Ấn Quang, các thông bạch,
chúc thư và di chúc của Hòa Thượng Đôn Hậu rất quan trọng, vì phải dựa
vào đó may ra mới tạo lại được quyền lực. Nhưng đối với những thành
phần chỉ biết tu hành, không màng quyền lực thì những văn kiện đó có hay
không có, giả hay thật, không có gì quan trọng, họ vẫn đi con đường họ
đang đi. Chính trong tình trạng đó, Giáo Hội Ấn Quang không biết phải
hành động thế nào cho thích hợp. Trong bài phóng sự Tường Trình Sinh
Hoạt Phật Sự tại Việt Nam
đăng trên Bông Sen số 20, Trần Tâm Nguyên
(tức Lê Hiếu Liêm) đã đưa ra giải pháp như sau:
"Chính quyền cần phải đối thoại với GHPGVN Thống Nhất và Giáo Hội
cần phải đối thoại với chính quyền. Đó là nhận định dứt khoát của tôi để
giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của quốc gia và của Phật Giáo. Chính
quyền không thể tiêu diệt Phật Giáo. Phật Giáo không thể lật đổ chính
quyền, và vì quyền lợi tối thượng của tổ quốc, chính quyền lẫn Phật Giáo
không thể duy trì tình trạng khủng hoảng như hiện tại vì Việt Nam đang ở
trong một tình thế hiểm nghèo do tham vọng xâm lăng của Trung Quốc,
một sự đồng thuận dân tộc phải có để tránh khỏi tình trạng bị dày xéo và
nô lệ. Phật Giáo có những mục tiêu căn bản của mình. Ta có thể đạt những
mục tiêu này bằng sự tranh đấu hay bằng sự đối thoại???? Lợi và hại của
hai phương thức này ra sao? Tranh đấu đến mức độ nào? và đối thoại trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.