Phòng Liên Lạc Tôn Giáo đã được thành lập ngày 1.9.1964 gồm đại diện
Công Giáo, Phật Giáo và cơ quan chính quyền để giải quyết các sự xung
khắc do hiểu lầm. Khi phong trào ngụy hòa được phát động khắp miền
Nam, một Khối Quốc Gia Chống Cộng được thành lập vào ngày 2.6.1965
để đối phó. Khối này gồm đại diện các tôn giáo sau đây:
- Cao Đài : Chưởng Quản Lê Văn Trung.
- Phật Giáo Hòa Hảo : ông Lương Trọng Tường.
- Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam : Hòa Thượng Thích Chân Bổn.
- Công Giáo : Linh mục Hoàng Quỳnh.
Cùng trong ngày nói trên, Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo đã được thành lập
để phản kháng dự thảo quy chế tôn giáo do chính phủ vừa đưa ra. Lúc đầu,
Ủy Ban chỉ gồm ba tôn giáo:
- Công Giáo : Linh mục Hồ Văn Vui.
- Phật Giáo Hòa Hảo : ông Nguyễn Văn Hợi.
- Bahai Tôn Giáo Hoàn Cầu : ông Lê Lộc.
Về sau Ủy Ban trở thành Hội Đồng Tôn Giáo, có mục đích tạo sự đoàn kết
và hợp tác giữa các tôn giáo. Linh mục Hồ Văn Vui nói với ký giả Piero
Gheddo về sinh hoạt của Hội Đồng Tôn Giáo như sau:
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã được mời nhưng không cử
đại diện đến. Ngày 22.9.1965, Viện Hóa Đạo cho công bố một bức thư nói
rõ rằng Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất không tham gia Hội Đồng Tôn
Giáo bao lâu còn có đại diện của Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được
thành lập dưới thời chính phủ Trần Văn Hương.
Các tổ chức đối thoại và hợp tác tôn giáo nói trên tuy được thành lập do
nhu cầu của mỗi giai đoạn nhưng cũng đã giúp giải quyết được một số khó
khăn khá nghiêm trọng. Từ những lợi ích này, một số nhà lãnh đạo tôn giáo
nhận thấy rằng sự hợp tác tôn giáo sẽ có thể giúp ích nhiều hơn nữa trong
một số lãnh vực mà tôn giáo có trách nhiệm, như xây dựng nền đạo lý và
giáo dục của dân tộc, chia xẻ những nỗi thống khổ của người dân như
nghèo đói, bị áp bức, bị ngược đãi hay có một cuộc sống không phù hợp