không làm gì cả!
Cũng trong nỗi lo sợ đó, một số nhân sĩ và nhà báo đã lên tiếng cảnh giác.
Trên các số nguyệt san Pháp Âm phát hành trong năm 1937, nhiều ký giả
đã đặt nghi vấn về phong trào Phục Hưng Phật Giáo. Ký giả Quốc Tri hỏi
định phục hưng Phật Giáo để tạo thế lực ứng phó với thời cơ hay tạo thế
lực cho bọn quen buôn thần bán thánh? Ký giả Đông Giao cho rằng Phật
Giáo chỉ lo cho tương lai, chớ không lo cho hiện tại. Tờ Tràng An cho rằng
đạo Phật chỉ nên dành cho người già!
Dù trong thời kỳ Toàn Quyền Pasquier đang tại chức hay sau khi ông qua
đời, chính quyền thuộc địa Pháp đã dành những sự dễ dãi đến mức gần như
khuyến khích cho việc phát triển Phật Giáo. Nhờ vậy, các Hội Phật Học đã
được thành lập khắp nơi và thực hiện được nhiều công tác quan trọng:
- Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học được Hòa Thượng Thích Khánh
Hòa và một số cư sĩ thành lập năm 1931. Hội này xây một thư viện Phật
Học gọi là Pháp Bảo Phương và một Phật Học Đường. Hội đi thỉnh Tục
Tạng Kinh và Đại Tạng Kinh đem về thư viện.
- Long Xuyên Phật Giáo Liên Hữu Hội do các cư sĩ Trần Huệ Dinh,
Nguyễn Văn Chân và Đặng Văn Còn thành lập năm 1932.
- Hội An Nam Phật Học ở Huế do Bác sĩ Lê Đình Thám thành lập tại Huế
năm 1932 và ông là Hội Trưởng đầu tiên của hội này. Tại đây có một
Trường An Nam Phật Học ở chùa Trúc Lâm do Lê Đình Thám và Thích
Mật Khế thành lập năm 1934, đã đào tạo nhiều tăng sĩ danh tiếng của Phật
Giáo như Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Trí Thủ, Thích Mật
Thể, Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa, v.v... Các Hòa Thượng Thích Trí
Độ và Thích Đôn Hậu đã từng làm Giám Đốc và là giảng sư của Trường
An Nam Phật Học.
Do sự lôi kéo của Hòa Thượng Thích Trí Độ và Bác sĩ Lê Đình Thám, đa
số những người xuất thân từ trường này đã gia nhập Mặt Trận Việt Minh.
Lê Đình Thám, Thích Trí Độ và Thích Mật Thể đã theo Việt Minh đi ra
Bắc hoạt động. Các thành phần còn lại tham gia Uỷ Ban Phật Giáo Cứu
Quốc cấp Trung Bộ hay tỉnh. Đây là tổ chức cung cấp cho Việt Cộng nhiều
tăng sĩ hoạt động chống phá các chính quyền quốc gia như Thích Trí