dự Hội thảo "Nước Mỹ trong một thế giới cách mạng". Điều kỳ lạ là cuộc
hội thảo này do trường Woodrow Wilson, Đại học Princeton và Uỷ ban
Hành lễ Những người bạn Mỹ (AFSC) tài trợ. Hầu hết những người ngồi
cùng bàn với tôi đều nhận tài trợ từ AFSC, chỉ cần nhìn vào bề ngoài của
họ và những câu chuyện họ kể thì biết. Họ là những nhà hoạt động đầu tiên
mà tôi từng gặp kể từ phong trào chống vũ khí hạt nhân trong những năm
50 và phong trào quyền dân sự và phản đối chiến tranh trong những năm
60. Nhiều người trong số họ đã bị bỏ tù nhiều lần vì những hành động gây
rối hay chống quân dịch đi Triều Tiên hay Chiến tranh thế giới II.
Cuộc sống của họ và của tôi có một điểm song song và giao thoa chẳng
giống ai. Giống như tôi, họ căm ghét vũ khí hạt nhân.
Nhưng một vài người vào giữa những năm 50 đã đi tới tận vùng biển cấm
Bikini trên con thuyền "Nguyên tắc vàng" để phản đối việc thử nghiệm vũ
khí hạt nhân. Một vài năm sau tôi tham gia vào các kế hoạch chiến tranh
hạt nhân, hy vọng sẽ cầm cự được một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ của
Liên Xô trong giai đoạn mà người ta cho là có khoảng cách về tiềm lực tên
lửa.
Giờ đây tất cả chúng tôi đều chống chiến tranh Việt Nam.
Ai mà không chống chiến tranh cơ chứ, vào thời điểm tháng 4 năm 1968?
Bod Eaton và những người khác cùng ngồi tại bàn này, noi gương tàu
"Nguyên tắc vàng" đã đi trên một con tàu tương tự mang tên Phượng
Hoàng tới cảng Hải Phòng ở miền Bắc Việt Nam chở đầy thuốc men. Từ đó
họ đã đi xuống phía Nam Việt Nam, để rồi con tàu bị xua đuổi, đúng vào
lúc tôi đang làm việc tại Đại sứ quán ở Sài Gòn. Thật tuyệt vời khi giờ đây
tôi lại thấy mình ngồi cùng một bàn với họ.