NHỮNG BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Trang 368

chiến trên quy mô lớn, cùng với khả năng rằng cuộc chiến này có thể còn
tiếp tục lâu dài và leo thang bằng quyết định của Washington hay Hà Nội.

Tính tới ngày 6-11-1968, một ngày sau bầu cử, tôi tiếp tục bị ám ảnh bởi
chiến tranh Việt Nam sau mười tuần quyết tâm không nghĩ gì về nó nữa.
Sáng hôm đó, tin tức báo chí cho biết Hubert Humphrey đã thua cuộc
không khiến tôi bận tâm. Tôi đã bỏ phiếu cho Humphrey vì mọi lý do
nhưng Việt Nam mới là mối quan tâm duy nhất của tôi. Tôi không có lý do
gì để nghĩ rằng Nixon có thể kéo dài cuộc chiến thất bại của Đảng Dân chủ
lâu hơn Humphrey. Là người của Đảng Cộng hoà, ông ta có thể làm được
ngược lại. Việc ném bom ở miền Bắc đã chấm dứt, mở ra khả năng đàm
phán thực sự, và Nixon đã công khai ủng hộ điều đó. Thậm chí ông ta còn
đề nghị muốn tới Sài Gòn, ngay trước kỳ bầu cử, để hối thúc Thiệu đồng ý
đàm phán tại Paris.

Trên thực tế, lời bình luận tồi tệ nhất mà tôi nghe được về Nixon là từ
Henry Kissinger của Đại học Harvard. Ông ta là học trò cưng và là cố vấn
của Nelson Rockefeller. Ông ta đến thăm Rand vào ngày thứ sáu, 8-11, ba
ngày sau cuộc bầu cử theo lời mời của Fred Iklé, Trưởng khoa Khoa học xã
hội.

Trong buổi nói chuyện ngày hôm đó, Kissinger nhắc đi nhắc lại tuyên bố
mà ông ta đã phát biểu tại đại hội của Đảng Cộng hoà:

"Richard Nixon không xứng đáng được làm Tổng thống".

Dường như đó là lời nhận xét lộ liễu đối với một người hoạt động tích cực
trong đời sống chính trị của Đảng Cộng hoà, đặc biệt giờ đây khi Nixon đã
được bầu làm Tổng thống. Tuy vậy, điều đó không ngăn được Kissinger
nhận lời mời của Nixon vài tuần sau đó, làm Cố vấn An ninh quốc gia.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.