Washington chiều hôm đó nếu đi trên phố ở quận Georgetown. Khách du
lịch, sinh viên, những người đi mua hàng, con cái của một số nghị sỹ, tất cả
đều bị tóm.
13 ngàn người bị bắt ở Washington chiều và tối hôm đó. Không có đủ nơi
giam giữ, nên họ bị nhốt ở Sân vận động Robert F. Kennedy. Cảnh sát
không có chứng cớ về bất kỳ ai trong số đó có tham gia biểu tình chống
chiến tranh hay không, hoặc làm điều gì đó trái pháp luật, ngoại trừ một số
nhân vật mà họ biết, như Abbie Hoffman, với cái mũi bị đánh bầm tím khi
bị bắt. Hầu hết trong số họ không phải là những người phản đối chiến
tranh. Thế nhưng, cái đêm ở sân vận động RFK có thể đã gieo mầm mống
nổi loạn trong họ. Nhiều năm sau, họ không thực sự thành công trong việc
giải quyết vụ bắt bớ nhầm lẫn đó bằng một vụ kiện tập thể.
Nhưng tôi không biết gì về những điều đã xảy bởi tôi chăm chú lắng nghe
bài thuyết trình của Bundy ở New York. Ông ta nói rằng không có bất kỳ ý
định nào nhằm đánh lạc hướng Quốc hội liên quan đến việc thông qua Nghị
quyết Vịnh Bắc Bộ. Nghị quyết đó về chức năng không tương đương với
một lời tuyên chiến (lời của Nicholas Katzenbach năm 1967). Tôi vẫn nhớ
suy nghĩ của mình lúc đó: "Trời, Bundy, đừng làm thế. Đừng tiếp tục nói ra
điều đó một cách công khai như thế. Quá muộn rồi, điều đó sẽ sớm được
nói ra thôi".
Đó quả là một kinh nghiệm nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi: một buổi
sáng biểu tình với chiến thuật "di động" trên Phố 14, sau đó ngồi trong một
căn phòng với toàn các ông bạn tội phạm chiến tranh của mình, lắng nghe
trợ lý an ninh quốc gia của Johnson nói dối về cuộc chiến.