Tối ngày 1 tháng mười năm 1969, tôi rảo bước nhanh qua phòng bảo vệ
của Công ty Rand(*) ở Santa Monica, tay xách một vali chứa đầy tài liệu
tối mật mà tôi dư tính sẽ sao chụp trong đêm hôm đó. Số tài liệu này là một
phần trong công trình nghiên cứu tối mật gồm 7.000 trang liên quan tới các
quyết định của Mỹ ở Việt Nam, sau này được biết đến dưới tên gọi quen
thuộc là Hồ sơ Lầu Năm Góc. Phần còn lại nằm trong két đựng tài liệu ở
văn phòng của tôi.
Tôi quyết định sao chụp toàn bộ và đưa ra công chúng bộ hồ sơ này, hoặc là
thông qua các cuộc điều trần tại Thượng viện hoặc là qua báo chí nếu tôi
thấy điều đó là cần thiết. Tôi tin rằng tôi có thể sẽ phải ngồi tù suốt đời vì
việc làm này. Cuốn hồi ký này sẽ tập trung mô tả quá trình hành động công
bố tài liệu của tôi.
Trong 11 năm, từ giữa năm 1969 đến khi kết thúc cuộc chiến tranh vào
tháng Năm năm 1975, tôi cũng như rất nhiều người Mỹ khác đặc biệt quan
tâm tới sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Vào thời gian đó, thoạt tiên tôi
nghĩ đó chỉ là một vấn đề, tiếp đến là một sự bế tắc, nhưng rồi sau đó là
một thảm hoạ về đạo đức và chính trị và cuối cùng trở thành một tội ác. Ba
phần đầu của cuốn sách tương ứng với ba giai đoạn phát triển về nhận thức
của tôi.
Những sai phạm và hành động sau đó của tôi đã phản ánh quá trình thay
đổi nhận thức đó. Khi nhận thức cuộc xung đột chỉ là một vấn đề tôi đã cố
gắng góp sức để giải quyết nó, khi nhận ra sự bế tắc, chúng ta (Nước Mỹ -
ND) đã cố gắng tư giải thoát mà không gây phương hại tới lợi ích của quốc