NHỮNG BÍ QUYẾT TRONG GIAO TIẾP - Trang 123

trong một tiết trời giá lạnh ngày 4/3/1841. Sau đó ông bị viêm phổi nặng và
một tháng sau thì qua đời.

Trái ngược lại, một trong những bài nói ngắn nhất và khiến mọi người

nhớ nhất là của tổng thống John F. Kennedy. Ngày 20/01/1961, vị tổng
thống mới này đã khuấy động được lòng người dân Mỹ, giữa lúc đang bước
vào một thập niên mới sau giai đoạn khó khăn ở những năm 50. Kennedy
chỉ nói duy nhất một câu. Nhưng bất cứ ai đã nghe rồi thì không thể quên
được.

"Hỡi những người Mỹ anh em của tôi, đừng hỏi Tổ quốc có thể làm gì

cho bạn mà hãy hỏi rằng bạn có thể làm gì cho Tổ quốc".

Carl Sandburg, một nhà văn xuất sắc từng đoạt giải Pulitzer Prize cho

quá trình nghiên cứu về trào Lincoln, đã bộc bạch sự khâm phục và ngưỡng
mộ của mình đối với Kennedy: "Đây chính là phong cách của cựu tổng
thống Lincoln!".

Chúng ta cũng nên học hỏi Winston Churchill. Khi chiến tranh thế giới

thứ hai bắt đầu diễn ra, Churchill đã đến nói chuyện với các sinh viên một
trường đại học ở ngoại ô Luân Đôn. Và những lời nói mãnh liệt của ông có
lẽ sẽ mãi mãi không phai đối với các sinh viên trường Harrow, ngày
29/10/1941: "Không bao giờ nhượng bộ - không bao giờ - không bao giờ -
không nhượng bộ trước bất cứ thế lực nào dù lớn lao hay nhỏ bé, khổng lồ
hay vặt vãnh. Chỉ cúi đầu trước danh dự và nhân cách tốt!".

Rồi ông ngồi xuống. Đó là toàn bộ bài nói của ông.

Có thể chúng ta không phải là những nhà lãnh đạo thế giới, có thể bài nói

của chúng ta không liên quan đến chiến tranh hay hòa bình, hay vận mệnh
của dân tộc. Nhưng nó quan trọng đối với ta và "ảnh hưởng trực tiếp" đến
những người ngồi nghe ta nói. Và dù bạn có là ai, cũng nên học phong cách
nói ngắn gọn mà sắc sảo của họ. Một bài diễn thuyết thành công sẽ góp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.